Content text Giáo án Địa 9 Kết nối tri thức- Phần 1.2.pdf
4 phân bố nào; dân cư có sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay – Bài 1: Dân tộc và dân số. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dân tộc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. b. Nội dung: GV yêu cầu HS cả lớp làm việc theo cặp, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.116 – 117 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm phân bố của các dân tộc ở Việt Nam. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm phân bố các dân tộc ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh về 54 dân tộc Việt Nam và dẫn dắt: + Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 85% và các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng số dân (năm 2021). + Các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam. GV chia HS cả lớp thành các cặp đôi. 1. Dân tộc a. Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ. - Người Kinh: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển, trung du. - Các dân tộc thiểu số: sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên. + Dân tộc Tày, Mường, Thái: Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Dân tộc Khơ – me, Chăm, Hoa: ven biển phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long. + Dân tộc Gia – rai, Ê – đê, Ba – na: Tây Nguyên.