PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4.4 BÀI 4- KHBD Thực hành TV.docx

KHBD Ngữ văn 8_SGK…. Giáo án miễn phí Ngữ văn – Lịch sử - Địa lí – GDCD cấp THCS 1 Tuần: Tiết: Ngày dạy: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI) (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. - Nêu được chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. 2. Về phẩm chất: - Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân trong việc sử dụng nghĩa tường minh và hàm ẩn; từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. 3. Về năng lực: 3.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. 3.2. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. - Năng lực văn học: + Nêu được chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu bài: Thực hành Tiếng Việt ( SGK – 87-88). Trả lời các phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠYHỌC: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
2 a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS kết nối với kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã học để trả lời các câu hỏi về từ Hán Việt đã học để củng cố bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ. (GV) GV cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoàn chữ”. B2: Thực hiện nhiệm vụ. Học sinh quan sát đoạn văn và nêu lên suy nghĩ của mình. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, chia sẻ ý kiến. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV: Gọi đại diện HS trả lời. HS: - Đại diện trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét câu trả lời của HS. Câu 1. Quốc hội. Câu 2. Quốc kì. Câu 3. Gia cầm. Câu 4. Mẫu tử. - Sau khi HS trả lời xong GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Thực hành Tiếng Việt để giúp HS hình thành kiến thức. - Chốt kiến thức và chuyển sang mục sau. 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27 phút) 2.1.Tìm hiểu về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. a. Mục tiêu: Nắm vững tri thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông thường trong giao tiếp. b. Nội dung: GV sử dụng KT vấn đáp để hỏi về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu bài tập. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ. (GV) Cho HS đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. TT Câu văn Hàm ý Phiếu học tập số 1:
3 Tôi muốn thử sức nên nhìn mẹ tôi hỏi: - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ cúi đầu nhìn tôi với cặp măt âu yếm: Thôi để mẹ cầm cũng được. (?) Nêu hiểu biết của em về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu văn sau ? Phiếu học tập số 1: TT Câu văn Hàm ý 1 Mẹ đưa bút thước cho con cầm. 2 Thôi để mẹ cầm cũng được. (?) Qua tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết: Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là nghĩa hàm ẩn ? B2: Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV: Gọi đại diện HS trả lời. HS: - Đại diện trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét câu trả lời của HS - Chốt kiến thức và chuyển sang mục sau. 1 Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ hãy để con tự thử sức. 2 Thôi để mẹ cầm cũng được. Không đồng ý vì nghĩ con còn nhỏ, chưa đủ sức, phải có mẹ giúp đỡ. - Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ. - Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến. Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ) - Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hàng ngày. 2.2.Tìm hiểu về từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.
4 a. Mục tiêu: Nắm vững tri thức về chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông thường trong giao tiếp. b. Nội dung: GV sử dụng KT vấn đáp để hỏi về chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu bài tập, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ. Phiếu học tập số 2: (?) Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng trong đoạn lời bài hát, đoạn thơ sau: T T Đoạn lời bài hát, đoạn thơ Từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng 1 Má trồng toàn những cây dễ thương Nào là hoa, là rau, là lúa Còn ba trồng toàn cây dễ sợ… ( Vườn cây của ba- Phan Nhân) 2 Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?” Nội nói: “ Lúc nội còn con gái Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân”. (Dừa ơi- Lê Anh Xuân) ? Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết: Thế nào là từ ngữ địa phương? Thế nào là từ ngữ toàn dân? ? Chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương? B2: Thực hiện nhiệm vụ. HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và nêu lên chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng : T T Đoạn lời bài hát, đoạn thơ Từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng 1 Má trồng toàn những cây dễ thương Nào là hoa, là rau, là lúa Còn ba trồng toàn cây dễ sợ… (Vườn cây của ba- Phan Nhân) - Má (mẹ) - Ba (cha, bố) 2 Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?” Nội nói: “ Lúc nội còn con gái Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân. (Dừa ơi- Lê Anh Xuân) - Nội ( bà nội) - Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. - Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn. Ví dụ: Dừng lại đây hắt một mớ chim đi, tía! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Ở ví dụ trên, màu sắc Nam Bộ hiện ra rõ nét qua từ “tía” trong lời thoại của nhân vật.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.