PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án Lịch sử 11 Cánh diều-Cả năm * web: tailieugiaovien.edu.vn.pdf

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (3 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. - Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng. - Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua việc trình bày được kết quả quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập để tìm hiểu một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác các nguồn sử liệu trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc khai thác các thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,... - Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử 11. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát, nhận diện một số nhà lãnh đạo cách mạng (Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này? + Các nhân vật này có những đóng góp gì? c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về các nhà lãnh đạo cách mạng” Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm- oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie:
Ô-li-vơ Crôm-oen Oa-sinh-tơn Rô-be-xpi-e - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này? + Các nhân vật này có những đóng góp gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp một số hiểu biết của bản thân về ba nhà lãnh đạp cách mạng Ô-li-vơ Crôm-oen, Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Crôm-oen: là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh. Ông là một trong những chỉ huy trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Crôm-oen chinh phục Ai-len, Xcốt-len và cai trị với tư cách Huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời (năm 1658). Có sử gia gọi ông là “tên độc tài giết vua”, nhưng cũng có ý kiến coi ông là “anh hùng của tự do và dân chủ”. + Oa-sinh-tơn: là người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Năm 1775, ông được tổ chức Quân lục địa bầu làm Tổng tư lệnh. Khi mới bắt đầu, quân lục địa gặp rất nhiều khó khăn, liên tiếp thua trận. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Oa-sinh-tơn cùng với sự trợ giúp của quốc tế, chiến thắng trong trận I-oóc-tao buộc Anh phải kí Hòa ước Pa-ri (1783), công nhận nền độc lập của Mỹ. Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Mỹ. Tên tuổi và hình ảnh của công có ở nhiều nơi như trên đồng tiền 2 đô la, tên thủ đô và một bang của Mỹ. + Rô-be-spie: là người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia-cô-banh. Dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, quần chúng nhân dân Pháp đã đánh bại thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc và nền chuyên chính dân chủ cách mạng. Trong giai đoạn cầm quyền, Rô-be-spie ban hành nhiều chính sách tiến bộ, có công bảo vệ nước Pháp trước sự xâm lược từ bên ngoài, nhưng khi lực lượng tư sản phản cách mạng làm cuộc đảo chính lật đổ nền dân chủ của phái Gia-cô-banh, ông bị buộc tội phản bội và bị đưa ra xử tử (1794). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiền đề của cách mạng tư sản Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.