PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chương 3.pdf

1 A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 1. Tên bài giảng: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường 2. Thời gian giảng: 05 tiết 3. Đối tượng người học: sinh viên đại học 4. Mục tiêu a. Về kiến thức Sinh viên nắm được những tri thức lý luận cơ bản về học thuyết giá trị thặng dư. Trong đó bao gồm bản chất và các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư; tích lũy tư bản; lưu thông tư bản; hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. b. Về kỹ năng Góp phần giúp sinh viên xây dựng được kỹ năng phân tích các quan hệ kinh tế cơ bản khi quan sát về chủ nghĩa tư bản. c. Về thái độ Góp phần giúp sinh viên hình thành bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng và có ý thức vận dụng những tri thức lý luận của bài học vào thực tiễn cuộc sống, cụ thể là có thái độ tích cực trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động ở Việt Nam và trên thế giới. 5. Kế hoạch chi tiết Bước lên lớp Nội dung Phương pháp Phương tiện Thời gian Bước 1 Ổn định lớp Thuyết trình Micro 10’ Bước 2 Kiểm tra bài cũ Đặt câu hỏi Micro 10’ Bước 3 Giảng bài 1. Lý luận của c. Mác về giá trị thặng dư Thuyết trình, hỏi đáp, giải quyết Micro, bảng, bút 65’
2 vấn đề viết, máy tính 2. Tích lũy tư bản Thuyết trình, hỏi đáp, giải quyết vấn đề Micro, bảng, bút viết, máy tính 65’ 3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường Thuyết trình, hỏi đáp, giải quyết vấn đề Micro, bảng, bút viết, máy tính 65’ Bước 4 Chốt kiến thức Thuyết trình Micro 5’ Bước 5 Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, nghiên cứu tài liệu Thuyết trình Micro 5’ B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG 1. Tài liệu bắt buộc Giáo trình, Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, 2021. 2. Tài liệu tham khảo 2.1. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 2.2. Các Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội. C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Lý luận của c. Mác về giá trị thặng dư 1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
3 1.1.1. Công thức chung của tư bản T - H - T’ Công thức trên được gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản, dù là tư bản công nghiệp, thương nghiệp, cho vay,... đều vận động theo công thức đó. Tiền chỉ trở thành tư bản khi tiền vận động theo công thức trên. Trong đó, T’ = T + Δt, Δt là số tăng têm so với giá trị (T) ứng ra ban đầu, Mác gọi đó là giá trị thặng dư, ký hiệu là (m). Thoạt nhìn vào công thức chung của tư bản ta thấy, dường như giá trị thặng dư do lưu thông hàng hoá sinh ra. Xét các trường hợp: */ Trong lưu thông: - Trao đổi ngang giá: hàng hoá bán đúng giá trị, cả người mua và người bán không thể nhận hơn một phần tử giá trị nào. - Trao đổi không ngang giá: + Mọi người đều bán hàng hoá cao hơn giá trị. Trong xã hội hàng hoá, ai cũng vừa là người bán vừa là người mua, do vậy, lượng giá trị tăng thêm khi bán hàng thu được cũng đúng bằng lượng giá trị mất đi khi mua hàng. + Mọi người đều bán hàng hoá thấp hơn giá trị. Lượng giá trị bị mất khi bán cũng đúng bằng lượng giá trị được lợi khi mua. + Có người chuyên mua rẻ bán mắc. Khi đó, tổng giá trị mà những người chuyên mua rẻ, bán mắc thu được sẽ bằng tổng giá trị mà những người phải bán rẻ, mua mắc mất đi. Xét trong toàn xã hội, thông qua lưu thông giá trị hàng hoá vẫn không tăng thêm phần tử nào. */ Ngoài lưu thông: Tiền để ngoài lưu thông (trong két) cũng không thể sinh ra giá trị thặng dư.
4  Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”1 Tiền phải đưa vào lưu thông, mua các yếu tố sản xuất, kết hợp chúng với nhau (tiêu dùng) để tạo ra hàng hoá mới rồi bán mới thu được giá trị thặng dư. Tuy nhiên, với hàng hoá thông thường trong quá trình tiêu dùng giá trị của nó sẽ giảm dần và không thể bán để thu giá trị thặng dư. Chỉ có một loại hàng hoá đặc biệt mà các nhà tư bản đã phát hiện ra, khi sử dụng nó, giá trị của nó không mất đi mà còn tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn nó. Đó là hàng hoá sức lao động. Đến đây mâu thuẫn của công thức chung mới được giải quyết. 1.1.2. Hàng hóa sức lao động Theo Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”2 . * Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá - Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình. - Người lao động buộc phải bán hoặc mong muốn bán sức lao động của mình + Người lao động mất hết tư liệu sản xuất chủ yếu buộc phải bán sức lao động để tồn tại; + Người lao động có tư liệu sản xuất nhưng không có khả năng tổ chức sản xuất hoặc có khả năng nhưng kém hiệu quả. * Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động Giá trị của hàng hoá sức lao động 1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1993, tập 23, tr.249. 2 Sđd, tr. 251.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.