Content text TIẾNG VIỆT.2. 22 bài tập - Từ loại (Mức độ+Word+Giải).Image.Marked.pdf
TỪ LOẠI I. Danh từ 1. Khái niệm Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,... 2. Khả năng kết hợp của danh từ Danh từ có thế kết hợp với những từ sau để lập thành cụm danh từ: - Từ chỉ số lượng ở phía trước Ví dụ: những, các, vài, ba, bốn... - Chỉ từ "này", "ấy", "đó",... ở phía sau 3. Chức vụ trong câu - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ) - Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ "là" đứng trước. Ví dụ: Tôi là học sinh. (Trong câu này "học sinh" là danh từ đứng sau từ "là" và đảm nhiệm chức năng làm vị ngữ trong câu) 4. Phân loại danh từ Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. a. Danh từ chỉ sự vật
- Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,... - Danh từ chỉ sự vật gồm hai nhóm: Danh từ chung và danh từ riêng. + Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. + Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương;... b. Danh từ chỉ đơn vị - Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. - Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là: + Danh từ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ) + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. II. Động từ 1. Khái niệm - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật. - Ví dụ: Ngày mai tôi đến trường! 2. Khả năng kết hợp - Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ 3. Chức vụ ngữ pháp - Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ. - Ví dụ + Gió thổi. + Nam đang học bài - Khi động từ làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... - Ví dụ: Học là nhiệm vụ của học sinh. 4. So sánh danh từ với động từ
5. Phân loại động từ
III. Tính từ 1. Khái niệm - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. 2. Khả năng kết hợp - Tính từ có thể kết hợp với các từ "đã", "sẽ", "đang", "cũng", "vẫn", ... để tạo thành cụm tính từ. - Khả năng kết hợp với các từ "hãy", "chớ", "đừng" của tính từ rất hạn chế. 3. Chức vụ cú pháp - Làm vị ngữ Ví dụ Lan // rất siêng năng CN VN - Làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ