Content text KTDT-Chuong 2 F - Cau kien dien tu - Khuyech dai dung tranzitor.pdf
1 2.4 KHUẾCH ĐẠI DÙNG TRANZITOR Tiết 1 Các Khái Niệm Chung 2.4.1 Nguyên lý xây dưng 1 tầng khuếch đại a. Định nghĩa: Khuếch đại là quá trình biến đổi năng lượng (có điều khiển) của nguồn 1 chiều thành năng lượng điện xoay chiều ở đầu ra, dưới sự điều khiển của đại lượng điện ở đầu vào. Nguồn một chiều Mạch khuếch đại Uv Ur Rt b. Các chỉ tiêu và tham số cơ bản của một tầng khuếch đại 1. Hệ số KĐ K = Đại lượng đầu ra Đại lượng đầu vào Hệ số khuếch đại điện áp: KU = Ura Uvào Hệ số khuếch đại dòng điên: KI = Ira Ivào Hệ số khuếch đại công suất: KP = Pra Pvào = Ura Uvào Ira Ivào = KU.KI Nếu mạch khuếch đại gồm nhiều tầng, ta chia mạch thành từng tầng một. Mỗi tầng sẽ có KUi và KIi. Các tầng sẽ là KU1 , KU2 , ... KUn , KI1 , KI2 ,... KIn . Hệ số khuếch đại toàn mạch là: KU = KU1 KU2 KU3... KUn KI = KI1 KI2 KI3... KIn Nếu tính theo dexibel [dB]: KP [dB] = 10 log ( Pr PV ) = 10 logKP
2 KU[dB] = 20 log ( Ur UV ) = 20 log KU KI [dB] = 20 log ( Ir IV ) = 20 logKI Do tầng khuếch đại chứa các phần tử điện kháng nên K là số phức K = |K|e jφK K – Biểu thị cho quan hệ Ur và UV φK - Biểu thị sự dịch pha giữa Ur và UV 2, Đặc tuyến biên độ - tần số; đặc tuyến pha - tần số: |K| và φK phụ thuộc vào tần số w của tín hiệu vào Biểu diễn: |K| = f1 (ω) → đặc tuyến biên độ − Tần số φK = f2 (ω) → đặc tuyến pha − tấn số Ur = f3 (UV ) → đặc tuyến biên độ (lấy ở một tần số cố định của dải tần số của tín hiệu vào). Ura (V) Uvao (V) Ko |K| W Ko Đặc tuyến biên độ - tần số Đặc tuyến biên độ Nếu ta có mạch khuếch đại lý tưởng thì đặc tuyến là đường thẳng đi qua gốc: KU = const. Trên thực tế không thể đạt được điều lý tưởng đó. Khi đó UV = 0 do trong mạch có tạp âm và có nhiễu nên Ur # 0. Khi UV quá lớn, do khả năng khuếch đại của T là có hạn nên Ura tăng chậm → gây méo tín hiệu. 3, Trở kháng vào và trở kháng ra của tầng khuếch đại Zvào = Uvào Ivào Zra = Ura Ira Z = R + jX 4, Méo không đường thẳng
3 Do tính chất phi tuyến của các phần tử như T gây nên, thể hiện trong thành phần tần số đầu ra xuất hiện tần số lạ Khi Uvào chỉ có tần số w, Ura có các tần số nw (n = 1,2,...) với các biên độ tương ứng là Unm Hệ số méo không đường thẳng γ do tầng khuếch đại gây ra: γ = √U2m 2 + U3m 2 + ⋯ + Unm 2 U1m . 100% 5, Hồi tiếp trong khuếch đại a, Định nghĩa: Hồi tiếp là thực hiện truyền tín hiệu từ đầu ra quay trở lại đầu vào. Hồi tiếp Mạch khuếch đại K Ut/h Ur Rt Uv Uht b, Phân loại: Có 3 cách phân loại Một là: căn cứ vào đầu ra để lấy hồi tiếp về Hồi tiếp điện áp: là loại hồi tiếp mà lượng hồi tiếp đưa về tỷ lệ với điện áp ra. Hồi tiếp dòng điện: là loại hồi tiếp mà lượng hồi tiếp đưa về tỷ lệ với dòng điện ra. Hai là: căn cứ vào đầu vào Hồi tiếp nối tiếp: là loại hồi tiếp mà điện áp hồi tiếp đưa về mắc nối tiếp với điện áp vào. Hồi tiếp song song: là loại hồi tiếp mà điện áp hồi tiếp đưa về mắc song song với điện áp vào. Ba là: căn cứ vào tác dụng của hồi tiếp Hồi tiếp âm: là loại hồi tiếp mà điện áp hồi tiếp đưa về khử bớt (ngược pha với) Utinhiệu vào. Hồi tiếp dương: là loại hồi tiếp mà điện áp hồi tiếp đưa về công thêm (cùng pha) với Utinhiệu vào. c, Xét mạch hồi tiếp cụ thể là: