Content text BÀI 2 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT - HS.docx
PHẦN 1: NỘI DUNG I. Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật 1. Vai trò của nước Nước chiếm (1)…………………. sinh khối tươi của mô thực vật nên giữ nhiều vai trò quan trọng đối thực vật: - Nước là (2)…………………. của tế bào - Tạo môi trường liên kết giữa các cơ quan - (3)…………………. cho các ion khoáng, các chất hòa tan trong nước, môi trường của các phản ứng sinh hóa - Điều hòa nhiệt độ - (4)………………….Chất đệm bảo vệ cơ thể - Phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vật chuyển 2. Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò quan trọng trong (5)………………….trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật. - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: tham gia vào chuyển hóa của cơ thể, không thể thay thế bởi các nguyên tố khác. - Có hai nhóm: - Nguyên tố đa lượng: N, K, Ca, Mg, P và S - Nguyên tố vi lượng: Cl, B, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Ni VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ LOẠI ION KHOÁNG 2 BÀI TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
II. Sự hấp thu nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây 1. Cơ quan hấp thụ - Sự hấp thu nước: nước trong dung dịch đất (môi trường nhược trương) → tế bào lông hút (môi trường ưu trường). - Sự hấp thu khoáng: - Cơ chế thụ động: ion di chuyển từ dung dịch đất (nồng độ cao) → dịch bào tế bào lông hút (nồng độ thấp); xâm nhập vào rễ theo dòng nước liên kết; bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ - Cơ chế chủ động: di chuyển ngược nồng độ → cần ATP - Con đường di chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ: - Con đường gian bào: nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm vào khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose ở thành tế bào. Đai Caspary giúp hấp thụ các ion khoáng một cách có chọn lọc. - Con đường tế bào chất: nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất. 2. Sự vận chuyển các chất ở cây
- Vận chuyển trong mạch gỗ: - Vận chuyển một chiều từ rễ lên các cơ quan phía trên - Chuyên chở nước, chất khoáng hòa tan, amino acid, amide, cytokinin,… - Động lực vận chuyển: áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước, lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ - Vận chuyển trong mạch rây: - Vận chuyển hai chiều - Chuyên chở các sản phẩm quang hợp, amino acid, hormone thực vật, ion khoáng tái sử dụng - Vận chuyển qua lại giữa mạch gỗ và mạch rây: chuyên chở nước III. Sự thoát hơi nước ở thực vật - Vị trí thoát hơi nước: vỏ trên thân cây, cánh hoa, vỏ quả. - Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu. Gồm hai con đường: thoát hơi nước qua lớp cutin và thoát hơi nước qua khí khổng. 1. Thoát hơi nước qua lớp cutin - Lớp cutin bao phủ tế bào biểu bì bề mặt lá. - Nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài. - Vận tốc thoát hơi nước nhỏ. - Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ dày lớp cutin. Lớp cutin càng dày thì mức độ thoát hơi nước càng thấp và ngược lại. 2. Thoát hơi nước qua khí khổng - Khí khổng được cấu tạo từ hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. - Là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật. - Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ mở khí khổng.