Content text DE KT HK1 HOA 10 FORM 2025 SO 5.docx
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO MẪU THPT NĂM 2025 I. Khung Đề Cuối Kì 1 Hóa 10 1. Hình thức: Trắc nghiệm + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm trả lời ngắn. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức: Nhập Môn Hóa Học, Nguyên Tử, Bảng Tuần Hoàn Hóa Học. - Cấu trúc: Nguyên Tử (20%), Bảng Tuần Hoàn Hóa Học (40%), Liên Kết Hóa Học (40%). (tỉ lệ này nhằm làm chuẩn, nếu quý thầy cô có thay đổi cho phù hợp với địa phương thì cần ghi rõ lại) - Số lượng câu hỏi: + Trắc nghiệm : Gồm 18 Câu. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. + Trắc nghiệm đúng sai: Gồm 4 Câu. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S). + Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Gồm 6 câu. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. II. Bảng Năng Lực Và Cấp Độ Tư Duy Đề Minh Họa Bảng Mẫu Theo Bộ Cấp Độ Dư Duy PHẦN I PHẦN II PHẦN III Biết Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng 1. Nhận thức hóa học 11 3 2 1 1 1 2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 1 3 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 1 4 2 5 3 1 Tổng 13 1 4 3 7 6 4 2 Điểm Tối Đa 4,5 4,0 1,5 TT Nội dung % Câu Phần I Phần II Phần III 1 Nguyên tử 20% 6 4 1 1 2 Bảng tuần hoàn nguyên tố 40% 11 7 2 2 3 Liên kết hóa học 40% 11 7 1 3 Tổng 28 18 4 6 III. Phần Đề (bắt buộc phải có số điện thoại zalo để tiện cho quá trình phản biện) KIỂM TRA CUỐI HK 1 – HOÁ 10 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe và trà được biểu diễn ở hình dưới Nguyên tố N tạo nên cafein, có vị trí trong bảng tuần hoàn là A. ô số 6, chu kì 3, nhóm IIA. B. ô số 4, chu kì 2, nhóm VIA. C. ô số 5, chu kì 4, nhóm IVA. D. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
Câu 2. Đây là hình ảnh của helium siêu lỏng, nhìn thì có vẻ bình thường nhưng vật chất siêu lỏng này không có ma sát bò trên thành cốc và tự chảy ra ngoài. Vị trí của helium trong bảng tuần hoàn hóa học thuộc A. nhóm VA, chu kỳ 4. B. nhóm IVA, chu kỳ 3. C. nhóm VIIIA, chu kỳ 1. D. nhóm VIIA, chu kỳ 2. Câu 3. Các nguyên tố theo hình dưới, số electron ở lớp ngoài cùng là A. 1 electron. B. 3 electron. C. 4 electron. D. 2 electron. Câu 4. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. sự cho-nhận electron. C. một electron chung. D. một cặp electron góp chung. Câu 5. Cho các chất N 2 , H 2 , NH 3 , NaCl, HCl, H 2 O, số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 6. Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây? A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau. B. F,O,N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động. C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen. D. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử. Câu 7. Dựa vào giá trị độ âm điện của S là 2,58 và O là 3,44. Loại liên kết trong các phân tử SO 3 là A. liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. liên kết hydrogen. C. liên kết cộng hoá trị phân cực. D. liên kết ion. Câu 8. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X là A. Ca. B. S. C. K. D. Cl. Câu 9. Nguyên tố hóa học nào được đặt tên theo một thành phố A. Hafni. B. Gali. C. Stronti. D. Fermi. Câu 10. Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất là A. iron. B. silicon. C. aluminium. D. oxygen. Câu 11. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
B. một hay nhiều cặp electron dùng chung nhưng chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Câu 12. Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của X là A. H 4 X. B. H 3 X. C. H 2 X. D. HX. Câu 13. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Khối lượng nguyên tử. B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. C. Tính kim loại và phi kim. D. Tính acid – base của các hydroxide. Câu 14. Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn, … Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z = 14) A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Câu 15. Quy tắc Octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. Br 2 . B. PCl 5 . C. SiO 2 . D. H 2 S. Câu 16. Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của Neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng sau: Giá trị nguyên tử khối trung bình ( của Ne là A. 19,19. B. 20,20. C. 19,20. D. 20,19. Câu 17. Nguyên tố Chlorine (Z = 17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Cho biết chlorine là phi kim tại vì A. lớp ngoài cùng có 2 electron. B. lớp ngoài cùng có 7 electron. C. lớp ngoài cùng có 5 electron. D. lớp ngoài cùng có 6 electron. Câu 18. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. N 2 , HI, Cl 2 , CH 4 . B. N 2 , Cl 2 , H 2 , HCl. C. Cl 2 , O 2 , N 2 , F 2 . D. N 2 , CO 2 , Cl 2 , H 2 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a) Osimi (Os) là kim loại nặng nhất. b) Potassium (K) không tác dụng với nước. c) Fluorine (F) là phi kim hoạt động mạnh nhất. d) Caesium (Cs) là kim loại hoạt động yếu nhất. Câu 2. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một cột. c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một hàng. d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó. Câu 3. Trong một nguyên tử trung hòa về điện, ở trạng thái cơ bản a) Hạt mang điện tích âm là proton. b) Hạt không mang điện là electron. c) Hạt mang điện tích âm là notron. d) Tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. Câu 4. Các loại liên kết hydrogen, liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và tương tác van der Waals
a) HF, H 2 O, NH 3 có liên kết hydrogen. b) CH 4 là liên kết ion. c) Tương tác giữa các phân tử He là tương tác Van der Waals. d) Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết cộng hoá trị. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron? Câu 2. Các nguyên tố Na, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kỳ 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là? Câu 3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s 2 3p 1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là? Câu 4. Cho các chất sau: C 2 H 6 , H 2 O, NH 3 , PF 3 , C 2 H 5 OH. Số chất tạo được liên kết hydrogen là? Câu 5. Dựa vào cách tính hiệu độ âm điện, bạn học sinh A xác định được các liên kết giữa nguyên tử phosphorus (P) và oxygen (O) hình thành trong phân tử P 2 O 5 là liên kết cộng hóa trị phân cực. Biết độ âm điện của P và O lần lượt là 2,19 và 3,44. Giá trị hiệu độ âm điện do bạn A tính được chính xác trong trường hợp này là bao nhiêu? Câu 6. Cho dãy các ion: K + , S 2- , Al 3+ , SO 4 2- , NH 4 + , CO 3 2- , Na + , NO 3 - , Cl - , Cu 2+ , Fe 3+ . Hỏi có bao nhiêu cation trong dãy trên? ================ Hết ================