Content text Lớp 12. Đề giữa kì 2 (Đề số 8).docx
Câu 10. Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại nhóm IA theo mức độ phản ứng với nước tăng dần? A. K, Na, Li. B. Na, K, Li. C. Li, Na, K. D. K, Li, Na. Câu 11. Khi so sánh kim loại nhóm IA với các nguyên tố khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng? A. Có tính khử mạnh nhất. B. Có thế điện cực chuẩn âm nhất. C. Có bán kính nguyên tử lớn nhất. D. Có liên kết kim loại mạnh nhất. Câu 12. Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 và CuO, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe 3 O 4 , Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 13. Một lượng lớn soda được điều chế bằng phương pháp Solvay bằng cách cho khí CO 2 vào dung dịch NaCl bão hòa và NH 3 bão hòa. Đặc điểm của phương pháp này là A. ở áp suất cao, khí CO 2 có thể đẩy Cl - ra khỏi mối NaCl tạo thành NaHCO 3 . B. phản ứng oxi - hóa khử xảy ra trong dung dịch. C. NaHCO 3 có độ tan kém trong dung dịch phản ứng, dễ dàng kết tinh. D. phản ứng trao đổi ưu tiên xảy ra theo chiều thuận để làm giảm số mol khí. Câu 14. Kim loại không tan trong dung dịch HCl là A. Zn. B. Ag. C. Mg. D. K. Câu 15. Cho a mol CO 2 vào dung dịch chứa b mol NaOH, dung dịch thu được chứa muối Na 2 CO 3 và NaHCO 3 . Giá trị của a và b trong trường hợp nào sau đây là đúng? A. a > b. B. a < b < 2a. C. b > 2a. D. a = b. Câu 16. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về chống ăn mòn kim loại? A. Phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác là những cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp phủ bề mặt. B. Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hóa học mạnh hơn là cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp điện hóa. C. Quấn một dây kẽm quanh đinh sắt là cách để chống ăn mòn kẽm trong môi trường có chất điện li. D. Đồ trang sức bằng bạc có thể bị chuyển sang màu đen do có phản ứng giữa bạc với O 2 và H 2 S trong không khí để tạo thành Ag 2 S và hơi nước. Đây là sự ăn mòn hóa học đối với đồ trang sức bằng bạc. Câu 17. Hợp chất A tan nhiều trong nước; khi được đốt cháy trên ngọn lửa đèn khí thì tạo ra ngọn lửa màu vàng; khi tan trong dung dịch hydrochloric acid tạo ra khí, khí này làm đục nước vôi trong. Hợp chất A có thể là A. K 2 CO 3 . B. NaNO 3 . C. CaCO 3 hoặc Ca(HCO 3 ) 2 . D. Na 2 CO 3 hoặc NaHCO 3 . Câu 18. Ứng dụng nào sau đây không phải là của sodium carbonate? A. Làm mềm nước cứng. B. Là một trong các nguyên liệu sản xuất bột giấy. C. Tẩy rửa dầu, mỡ bám trên các dụng cụ, thiết bị, đường ống dẫn nước ở cá nhà bếp. D. Sản xuất sodium hydrogencarbonate. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? a. Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất nên thường được dùng làm dây dẫn điện. b. Duralumin thường được dùng để chế tạo vỏ máy bay. c. Nhôm thường được điều chế bằng phương pháp thủy luyện. d. Có thể bảo vệ sắt thép khỏi bị ăn mòn bằng cách gắn thêm magnesium. Câu 2. Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Lấy cùng thể tích 10 mL dung dịch Fe(NO 3 ) 3 0,1 M vào cốc (1) và dung dịch AgNO 3 0,1 M vào cốc (2).
Bước 2: Cho vào cốc (1) một lá sắt và cốc (2) một lá đồng. a. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng lá sắt ở cốc (1) giảm xuống, khối lượng lá đồng ở cốc (2) tăng lên. b. Dung dịch ở cốc (2) từ màu xanh chuyển thành không màu do phản ứng oxi hóa ion Ag + thành Ag kim loại. c. Nếu ở bước 2 học sinh cho vào cốc (1) một lá đồng thì dung dịch ở cốc (1) từ màu vàng nâu chuyển sang màu xanh. d. Ở cốc (2) có vảy bạc bám vào lá đồng. Câu 3. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi nồng độ NaCl giảm đi một nửa thì dừng điện phân. a. Dung dịch sau điện phân làm phenolphthalein chuyển màu hồng. b. Ở cathode chỉ xảy ra quá trình khử ion Na + . c. Số mol khí Cl 2 thoát ra ở anode bằng số mol H 2 thoát ra ở cathode. d. Thứ tự điện phân ở anode là H 2 O, Cl – . Câu 4. Tiến hành thí nghiệm như sau: Rót dung dịch NaCl bão hoà vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; cho dầu nhờn vào cốc 4. Cho vào cốc 1 và cốc 4 một đinh sắt sạch, cho vào cốc 2 đinh sắt sạch được quấn bởi dây kẽm, cho vào cốc 3 đinh sắt sạch được quấn bởi dây đồng. Để 4 cốc trong không khí khoảng 5 ngày. a. Ở cốc 4, đinh sắt không bị gỉ (không bị ăn mòn). b. Ở cốc 2, đinh sắt không bị gỉ, dây sắt bị ăn mòn và có khí thoát ra. c. Ở cốc 3, đinh sắt bị gỉ nhiều nhất và dây đồng không bị ăn mòn. d. Ở cốc 1, đinh sắt bị gỉ và dung dịch có màu vàng của FeCl 2 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại: (1) Thời gian phản ứng. (2) Nhiệt độ phản ứng. (3) Nồng độ các chất trong môi trường phản ứng. (4) Diện tích tiếp xúc của kim loại với môi trường phản ứng. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại theo dãy số thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 2. Cho các ion sau: Fe 2+ , Na + , Cu 2+ , Ba 2+ , Br – , SO 4 2– và NO 3 – . Dãy gồm các ion hầu như không điện phân trong dung dịch? Câu 3. Quá trình sản xuất gang từ nguyên liệu là quặng hematite, than cốc, chất chảy trong lò cao xảy ra các phản ứng chính: Khoảng nhiệt độ ( o C) Phản ứng 400 (1) Fe 2 O 3 + CO ot Fe 3 O 4 + CO 2 500 – 600 (2) Fe 3 O 4 + CO ot FeO + CO 2 700 – 800 (3) FeO + CO ot Fe + CO 2 1 000 (4) CaCO 3 ot CaO + CO 2 1 300 (5) CaO + SiO 2 ot C aSiO 3 1 500 (6) C + CO 2 ot 2CO 1 800
(7) C + O 2 CO 2 Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hoá – khử? Câu 4. Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 g Fe và 6,4 g Cu vào 350 mL dung dịch AgNO 3 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn? Câu 5. Khi điện phân 500 mL dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 5,475 g thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X. Tính giá trị pH của dung dịch X (làm tròn kết quả đến phần mười). Câu 6. Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 6,72 cm 3 . Dùng hỗn hợp tecmite (Al và Fe 2 O 3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) để hàn vết nứt trên. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm 3 ; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 2 O 3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 96%. Khối lượng của hỗn hợp tecmite tối thiểu cần dùng là bao nhiêu gam (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.