Content text Cuối kì 2 - Hóa 10 - CV7991(4 dạng câu hỏi) - 2024-2025 - Dùng chung 3 sách - Đề 4.doc
TRƯỜNG THPT…………….. TỔ BỘ MÔN HÓA HỌC (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – ĐỀ SỐ 4 Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất A. Nhường electron B. Nhận electron C. Nhận proton D. Nhường proton Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa học sau: H 2 (g) + I 2 (g) 2HI(g) 0 r298H = +11,3 kJ Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng ? A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành. B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm. C. Năng lượng chứa trong H 2 và I 2 cao hơn trong HI D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm. Câu 3. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng : 2H 2 (g) + O 2 (g) 2H 2 O(l) 0 r298H = -571,68 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. Thu nhiệt B. Tỏa nhiệt C. Không có sự thay đổi năng lượng. D. Có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 4. Những phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành. B. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau. C. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương. D. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.Câu 5. Ở cùng nhiệt độ, khi cho bột Fe tác dụng với dung dịch HCl, nồng độ (M) nào của HCl sẽ cho phản ứng nhanh nhất? A. 1,0. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,5. Câu 6. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng đơn giản là phản ứng có các hệ số tỉ lượng trong phương trình hoá học bằng nhau và bằng 1. B. Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng. C. Tốc độ của mọi phản ứng hoá học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng. D. Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1. Câu 8. Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. VIIIA. B. VIA. C. VIIA. D. IIA. Câu 9. Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hoá mạnh nhất là A. F 2 . B. Cl 2 . C. Br 2 . D. I 2 .
Câu 1. Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3 ) thường được chỉ định cho người đau dạ dày nhằm mục đích giảm bớt lượng hydrochloric acid dư thừa trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch hydrochloric acid 0,035 M (nồng độ acid trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO 2 (ở đkc) sinh ra khi uống 0,336 gam NaHCO 3 . Câu 2. Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine (NaClO, Ca(ClO) 2 ) là các hoá chất có tính oxi hoá rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước (Chlorine được nhắc đến là tên thương mại, không phải đơn chất Cl 2 ). Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một số mầm bệnh như: Mầm bệnh Thời gian tiêu diệt E. coli O157: H7 (gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút Hepatilis A virus (gây bệnh viêm gan siêu vi A) 16 phút Kí sinh trùng Giardia (gây tiêu chảy, đau bụng và sụt cân) 45 phút Chlorine cần dùng là tổng lượng chlorine cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hoá các chất khử trong nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorine cần dùng trong 1 ngày là 11 mg đề duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/L tại vòi sử dụng. Một ngày, nhà máy phải cung cấp 3 000 m 3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu kg ? Câu 3. Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 15m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoàn tan m gam glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C 6 H 12 O 6 ), CO 2 và H 2 O lần lượt là -1271; -393,5 và -285,8 kJ/mol. Giá trị của m là -------------------------HẾT---------------------