Content text C7.XAC SUẤT - THỐNG KÊ-HS.pdf
1 CHUYÊN ĐỀ 1: PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU PHẦN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. [NB] Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên: A. Gieo đồng tiền xem nó mặt ngửa hay mặt sấp. B. Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa C. Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là nam hay nữ. D. Bỏ hai viên bi trắng và ba viên bi vàng trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi. Câu 2. [NB] Gieo một con xúc xắc. Phần tử nào sau đây không phải phần tử của không gian mẫu ? A. mặt 7 chấm. B. mặt 6 chấm. C. mặt 5 chấm. D. mặt 1 chấm. Câu 3. [NB] Gieo một đồng tiền liên tiếp 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 1. B. 2 . C. 4 . D. 8 . Câu 4. [NB] Gieo một con xúc xắc và một đồng tiền . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 24 . B. 12 . C. 6 . D. 8 . Câu 5. [TH] Gieo một con xúc xắc 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là? A. 6 . B. 12 . C. 18 . D. 36 . Câu 6. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương có một chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 9 . B. 10 . C. 11. D. 12 . Câu 7. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số khác nhau. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 90 . B. 89 . C. 80 . D. 81.
2 Câu 8. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên chẵn có hai chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 49 . B. 45. C. 46 . D. 50 . Câu 9. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên lẻ có hai chữ số. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 45. B. 46 . C. 47 . D. 48. Câu 10. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số nguyên tố lẻ nhỏ hơn 20 . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 8 . Câu 11. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20 . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 8 . Câu 12. [TH] Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên có hai chữ số khác nhau được lập ra từ các chữ số 1;2;3 . Chọn ngẫu nhiên một phần tử của tập hợp A . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 5 . B. 6 . C. 7 . D. 8 . Câu 13. [TH] Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên có hai chữ số được lập ra từ các chữ số 1;2;3 . Chọn ngẫu nhiên một phần tử của tập hợp A . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 6 . B. 7 . C. 8 . D. 9 . Câu 14. [TH] Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên có hai chữ số khác nhau được lập ra từ các chữ số 0;5;7 . Chọn ngẫu nhiên một phần tử của tập hợp A . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 1. B. 2 . C. 4 . D. 8 . Câu 15. [TH] Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên có hai chữ số được lập ra từ các chữ số 0;5;7 . Chọn ngẫu nhiên một phần tử của tập hợp A . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 6 . B. 7 . C. 8 . D. 9 . Câu 16. [VD] Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên chẵn có ba chữ số khác nhau được lập ra từ các chữ số 0;1;2;3;4 . Chọn ngẫu nhiên một phần tử của tập hợp A . Số phần tử của không gian mẫu là: A. 10 . B. 15 . C. 20 . D. 30 .
3 Câu 17. [VD] Gieo 3 đồng tiền xu là một phép thử ngẫu nhiên có số phần tử của không gian mẫu là: A. 1. B. 9 . C. 7 . D. 8 . Câu 18. [VD] Xếp 4 quyển sách khác loại vào một kệ sách. Số phần tử của không gian mẫu là: A. 4 . B. 6 . C. 12 . D. 24 . Câu 19. [VD] Chọn một số chính phương nhỏ hơn 100 . Không gian mẫu là: A. 1;4;9;16;25;36;49;64;81. B. 0;1;4;9;16;25;36;49;64;81. C. 0;1;4;9;16;25;36;48;64;81. D. 0;1;9;16;25;36;49;64;81. Câu 20. [VDC] Xếp chỗ ngồi cho 5 học sinh . Số cách xếp chỗ ngồi là: A. 120 . B. 60 . C. 30 . D. 15 . PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Phương pháp giải: ☑ Nhận biết phép thử và kết quả của phép thử ☑ Liệt kê các kết quả có thể xảy ra của phép thử ☑ Mô tả không gian mẫu của phép thử BÀI TẬP MẪU Bài 1. [NB] Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất. Quan sát số chấm xuất hiện trên con xúc xắc. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử? Bài 2. [TH] Bạn Long tung một đồng xu và bạn An gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử? Bài 3. [TH] Tại một cửa hàng có bán 3 loại vở, bút bi và bút chì. Bạn Hồng muốn mua một quyển vở và một chiếc bút. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử?
4 Bài 4. [TH] Một hộp kín đựng 3 quả bóng có cùng khối lượng và kích thước được đánh số 1;4;7 . Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ hộp. Quan sát số của quả bóng được lấy ra. Bài 5. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 6. [TH] Chọn ngẫu nhiên một số nguyên tố nhỏ hơn 50 . a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 7. [TH] Chọn một số chính phương có hai chữ số nhỏ hơn 100 và không chia hết cho 5 . a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? Bài 8. [TH] Xếp ngẫu nhiên ba quyển sách Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh trên một giá sách. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử? Bài 9. [VD] Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh là Nghĩa, Thịnh, Hiệp; nhóm II có ba học sinh là Linh, Vân, Tuyết. Giáo viên chủ nhiệm chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm để làm lớp trưởng và lớp phó. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử? Bài 10. [VD] Xếp ngẫu nhiên bốn bạn Ánh, Bảo, Cường, Dương trên một chiếc ghế dài. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần thử? CHUYÊN ĐỀ 2: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ LIÊN QUAN TỚI PHÉP THỬ A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ Kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan đến phép thử.