Content text 4_KNTT_K12_Bài 14_Một số vấn đề của pháp luật quốc tế.doc
Trang 1/8 - Mã đề thi 357 Câu 1: Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là nguyên tắc A. dăn đe vũ trang để giải quyết xung đột. B. giải quyết bất đồng thông qua vũ trang. C. dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. D. cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Câu 2: Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung và trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế là thực hiện theo nguyên tắc A. bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. D. tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Câu 3: Trong quan hệ quốc tế, để giải quyết các vấn đề toàn cầu, các quốc gia có nghĩa vụ A. hợp tác với các quốc gia khác. B. sử dụng mọi biện pháp bạo lực. C. can thiệp vào công việc của nước khác. D. xâm phạm quyền tự quyết của dân tộc. Câu 4: Tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của mình mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. B. Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết. C. Quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc. D. Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. Câu 5: Chủ thể nào dưới đây không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế? A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Mặt trận nhân dân giải phóng Palestine. C. Tổ chức Y tế Thế giới. D. Mạng xã hội toàn cầu Facebook. Câu 6: Pháp luật quốc tế được phát triển thông qua A. sự chứng kiến của một tổ chức phi chính phủ. B. quyết định của một quốc gia duy nhất. C. hiệp định và thỏa thuận giữa các quốc gia. D. sự can thiệp của các tổ chức kinh tế quốc tế. Câu 7: Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế là thể hiện nguyên tắc cơ bản nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. B. Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. C. Không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác. D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 8: Luật quốc tế được xây dựng và hoàn thiện dựa trên nguyên tắc nào dưới đây? A. Dân tộc lớn có toàn quyền tự quyết. B. Nước nhỏ phải phụ thuộc vào nước lớn C. Mọi quốc gia tự nguyện và bình đẳng. D. Chạy đua vũ trang và đe dọa vũ lực. Câu 9: Khi tham gia các quan hệ quốc tế, các quốc gia không có sự phân biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội đều bình đẳng về chủ quyền, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. B. Quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc. C. Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết. D. Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. Câu 10: Một trong những vai trò của luật quốc tế là góp phần A. hợp lý hóa việc chạy đua vũ trang. B. mở rộng các vùng tranh chấp. C. duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. D. tăng lệ thuộc của các quốc gia nhỏ. Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của luật quốc tế đối với mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới? A. Cùng nhau chạy đua vũ trang. B. Duy trì hòa bình và an ninh. C. Hợp lý hóa việc xâm chiếm. D. Gia tăng sự lệ thuộc với nhau.
Trang 2/8 - Mã đề thi 357 Câu 12: Theo quy định của pháp luật quốc tế, để giải quyết các vấn đề quốc tế các quốc gia có nghĩa vụ A. từ chối hợp tác với nhau. B. hợp tác với các quốc gia khác. C. đứng ngoài không tham gia. D. từ chối đóng góp tài chính. Câu 13: Trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, luật quốc tế không đóng vai trò nào dưới đây? A. Điều chỉnh quan hệ giữa các nước. B. Từ chối bảo vệ quyền con người. C. Thiết lập quan hệ hợp tác với nhau. D. Giải quyết tranh chấp và bất đồng. Câu 14: Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa A. các bộ trưởng với nhau. B. người dân các nước. C. các quốc gia với nhau. D. các doanh nghiệp với nhau. Câu 15: Trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, luật quốc tế không đóng vai trò nào dưới đây? A. Can thiệp công việc của nhau B. Phát triển quan hệ hữu nghị. C. Duy trì hòa bình và an ninh. D. Thúc đẩy hợp tác giữa với nhau. Câu 16: Tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật tạo thành luật quốc tế không bao gồm A. Văn bản pháp luật của một quốc gia. B. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. C. Hiến chương của Liên hợp quốc D. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển. Câu 17: Một trong những vai trò của luật quốc tế là góp phần A. lôi kéo các nước cùng nhau xâm lược B. giúp các nước hợp tác để phát triển. C. mở rộng các vùng tranh chấp. D. tăng quyền lực cho nước lớn. Câu 18: Theo quy định của pháp luật quốc tế, khi giải quyết các tranh chấp quốc tế các nước phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết bằng A. đe dọa dùng vũ lực. B. biện pháp quân sự. C. biện pháp hòa bình. D. sử dụng vũ trang. Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của pháp luật quốc tế? A. Pháp luật quốc tế thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. B. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xâm phạm các quyền con người. C. Pháp luật quốc tế chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc. D. Pháp luật quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Câu 20: Trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào là thể hiện nguyên tắc A. các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. B. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. C. cấm dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế. D. giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 21: Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là nguyên tắc A. không can thiệp công việc nội bộ của nước khác. B. tự do can thiệp công việc nội bộ của các nước. C. xâm phạm công việc nội bộ các nước lẫn nhau. D. nước lớn được quyền can thiệp vào nước nhỏ. Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. B. Giải quyết tranh chấp bằng sử dụng quyền lực. C. Bình đẳng về chủ quyền các quốc gia. D. Hợp tác thiện chí với các quốc gia khác. Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là sai về chủ thể của luật quốc tế? A. Chủ thể của pháp luật quốc tế là mọi quốc gia trên thế giới.
Trang 3/8 - Mã đề thi 357 B. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể của luật quốc tế. C. Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết là chủ thể của luật quốc tế. D. Các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới là chủ thể của luật quốc tế. Câu 24: Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là nguyên tắc bình đẳng về A. sử dụng vũ trang. B. quyền được xâm lược. C. xâm lược thuộc địa. D. chủ quyền quốc gia. Câu 25: Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thiết lập và phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế là A. thoả thuận quốc tế. B. công ước quốc tế. C. hiệp định quốc tế. D. pháp luật quốc tế. Câu 26: Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Bình đẳng về chủ quyền các quốc gia. C. Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Câu 27: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật quốc tế? A. Quyết định vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. B. Điều chỉnh luật pháp trong một quốc gia cụ thể. C. Thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia. D. Tạo ra sự đối đầu và xung đột giữa các quốc gia. Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của luật quốc tế trong đời sống quốc tế? A. Giải quyết bất đồng giữa các nước. B. Duuy trì hòa bình và an ninh. C. Hạn chế thực hiện quyền con người. D. Ngăn ngừa chiến tranh, xung đột Câu 29: Theo quy định của pháp luật quốc tế, các quốc gia trong khu vực không được can thiệp vào A. công việc nội bộ của nước mình. B. công việc nội bộ của nước khác. C. giải quyết các vấn đề toàn cầu. D. việc hỗ trợ hòa bình trên thế giới. Câu 30: Trong quan hệ quốc tế, pháp luật quốc tế đề cao quan điểm không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và với bất kì lí do nào vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác là thể hiện nguyên tắc cơ bản nào dưới đây? A. Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. B. Không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác. C. Quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 31: Một trong những chủ thể của Luật quốc tế là A. các tổ chức phi Chính phủ. B. các đoàn làm thiện nguyện C. các quốc gia trên thế giới. D. các vùng đảo ngoài biển. Câu 32: “Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế” là nội dung thể hiện A. Tầm quan trọng của pháp luật quốc tế và luật quốc gia. B. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. C. Nguyên tắc hoạt động của pháp luật quốc tế D. Vai trò của pháp luật quốc tế đối với luật quốc gia Câu 33: Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của pháp luật quốc tế? A. Pháp luật quốc tế là cơ sở để duy trì hòa bình quốc tế. B. Pháp luật quốc tế góp phần chống phân biệt chủng tộc C. Pháp luật quốc tế góp phần bảo vệ quyền con người. D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để bảo về quyền nước lớn.
Trang 4/8 - Mã đề thi 357 Câu 34: Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia. B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế. C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau. D. Pháp luật quốc tế tác động đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Câu 35: Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là nguyên tắc A. giải quyết tranh chấp bằng việc sử dụng vũ lực. B. nước lớn có quyền được áp đặt nước nước bé C. cấm đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. D. răn đe nước khác bằng việc sử dụng vũ trang. Câu 36: Theo quy định của pháp luật quốc tế, các quốc gia khi tham gia giải quyết các vấn đề thế giới cần tôn trọng nguyên tắc A. quyền được sử dụng vũ lực. B. quyền can thiệp vào nước khác. C. quyền xâm lược của mỗi dân tộc. D. quyền tự quyết của mỗi dân tộc Câu 37: Một trong những chủ thể của Luật quốc tế là A. các cá nhân hoạt động phi chính phủ. B. các Hiệp hội doanh nhân thế giới. C. các tổ chức quốc tế liên chính phủ. D. các tổ chức kinh tế trên thế giới. Câu 38: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của luật quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người? A. Là cơ sở để bảo vệ quyền con người. B. Căn cứ pháp lý để phân biệt chủng tộc. C. Chống lại hình thức phân biệt chủng tộc. D. Đấu tranh chống lại hành vi vi phạm. Câu 39: Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Pháp luật giữa các quốc gia. B. Pháp luật quan hệ quốc tế. C. Pháp luật của các quốc gia. D. Pháp luật quốc tế. Câu 40: Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là nguyên tắc A. sử dụng vũ lực làm công cụ để giải quyết mâu thuẫn. B. giải quyết các tranh chấp bằng quân sự. C. đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng. D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 41: Theo quy định, chủ thể của Luật quốc tế không có lực lượng nào dưới đây? A. Tất cả các quốc gia trên thế giới. B. Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết. C. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ. D. Các tổ chức quốc tế hợp tác về môi trường. Câu 42: Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia phải thực hiện một cách tự nguyện, thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ theo điều ước quốc tế là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của pháp luật quốc tế? A. Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết. B. Quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc. C. Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. D. Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. Câu 43: Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở A. bình đẳng và tự nguyện. B. sự phát triển kinh tế. C. ý kiến của nước lớn. D. mâu thuẫn và xung đột. Câu 1: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới