PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Phần 2 - Chủ đề 4.2. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 4.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Phần I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí tiếp giáp của vùng ĐBSH? A. Tiếp giáp với Trung Quốc. B. Tiếp giáp với BTB&DHMT. C. Tiếp giáp với Lào. D. Tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ. Câu 2. Một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây của vùng ĐBSH giáp vịnh Bắc Bộ? A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. B. Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. C. Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình. Câu 3. Các đảo, quần đảo nào sau đây thuộc vùng ĐBSH? A. Vân Đồn, Cát Bà, Cô Tô. B. Hoàng Sa, Cát Bà, Cô Tô. C. Vân Đồn, Phú Quốc, Cô Tô. D. Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý. Câu 4. Vùng ĐBSH có những huyện đảo nào sau đây? A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Vân Đồn. B. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Vân Đồn. C. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Vân Đồn. D. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn. Câu 5. Những đặc điểm nào sau đây làm cho vùng ĐBSH có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng? A. Giáp hai vùng kinh tế lớn, có Thủ đô Hà Nội, có vùng KTTĐ Bắc Bộ. B. Giáp với Trung Quốc, có Thủ đô Hà Nội, có vùng KTTĐ Bắc Bộ. C. Giáp vịnh Bắc Bộ, có Thủ đô Hà Nội, có vùng KTTĐ Bắc Bộ. D. Giáp các vùng nguyên liệu lớn, có Thủ đô Hà Nội, có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Câu 6. Dân số vùng ĐBSH có đặc điểm nào sau đây? A. Dân số đông, tăng liên tục. B. Dân số trung bình, biến động mạnh.
C. Dân số đông, giảm mạnh. D. Dân số ít, biến động mạnh. Câu 7. Loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất vùng ĐBSH? A. Đất phù sa màu mỡ. B. Đất nhiễm phèn. C. Đất nhiễm mặn. D. Đất phù sa pha cát. thực, thực phẩm và trồng cây ăn quả Câu 8. ĐBSH phát triển sản xuất cây lương dựa trên điều kiện chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình đồng bằng, khí hậu nóng ẩm. B. Địa hình đồng bằng, có một mùa đông lạnh. C. Địa hình đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ. D. Địa hình bằng phẳng, sông ngòi dày đặc. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây là điều kiện thuận lợi để ĐBSH phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. B. Địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh. C. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh. D. Địa hình đồng bằng, sông ngòi dày đặc, chế độ nhiệt ẩm cao. Câu 10. Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây tạo cho ĐBSH có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông? A. Có một mùa đông lạnh. B. Có đất phù sa màu mỡ. C. Có nguồn nước dồi dào. D. Có địa hình bằng phẳng. Câu 11. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của vùng ĐBSH phát triển dựa trên những thế mạnh chủ yếu nào sau đây? A. Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai cả nước và có nhu cầu thị trường lớn. B. Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai cả nước và có nguồn lao động dồi dào. C. Nguồn lao động dồi dào có trình độ cao và có nhu cầu thị trường lớn. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và lao động có trình độ cao. Câu 12. Vùng ĐBSH có mạng lưới sông ngòi dày đặc, điều này đã tạo nên thế mạnh nào sau đây cho vùng?
A. Phát triển thuỷ điện, công nghiệp sản xuất đồ uống. B. Phát triển thuỷ lợi, giao thông vận tải thuỷ, du lịch. C. Phát triển du lịch, nghề cá, công nghiệp thuỷ điện. D. Phát triển thuỷ lợi, cung cấp phù sa, đánh bắt thuỷ sản. Câu 13. Loại khoáng sản nào sau đây có giá trị lớn nhất vùng ĐBSH? A. Đá vôi ở Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam. B. Sét, cao lanh ở Hải Dương, Quảng Ninh. C. Khí tự nhiên ở Tiền Hải (Thái Bình). D. Than đá ở Quảng Ninh. Câu 14. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây thuộc vùng ĐBSH? A. Bái Tử Long, Xuân Thuỷ, Cát Bà. B. Ba Bể, Xuân Thuỷ, Cát Bà. C. Bái Tử Long, Xuân Thuỷ, Xuân Sơn. D. Bái Tử Long, Hoàng Liên, Cát Bà. Câu 15. Ở vùng ĐBSH, hạn chế nào sau đây cần phải giải quyết ngay? A. Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt). B. Sự thất thường của thời tiết. C. Biến đổi khí hậu toàn cầu. D. Sức ép dân số đông, mật độ cao. Câu 16. Kinh tế chung của vùng ĐBSH đang phát triển theo hướng nào sau đây? A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, phát triển nhiều ngành công nghệ cao. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, phát triển nhiều ngành cần nhiều lao động. D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, phát triển nhiều ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 17. Ngành công nghiệp của vùng ĐBSH có đặc điểm nào sau đây? A. Là ngành quan trọng nhất, giá trị tăng liên tục, đa dạng các ngành. B. Là ngành quan trọng trọng điểm, giá trị tăng liên tục, đa dạng các ngành. C. Là ngành quan trọng, giá trị tăng liên tục, đa dạng các ngành. D. Là ngành quan trọng, giá trị biến động mạnh, đa dạng các ngành. Câu 18. Định hướng phát triển công nghiệp nào sau đây gắn liền với phát triển bền vững ở vùng ĐBSH? A. Tiếp tục chú trọng hiện đại hoá. B. Ít phát thải khí nhà kính.
C. Tham gia sâu và toàn diện chuỗi sản xuất. D. Tăng cường liên kết nội, liên vùng. Câu 19. Định hướng phát triển nào sau đây góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ở vùng ĐBSH? A. Tiếp tục phát triển công nghiệp trọng điểm. B. Ít phát thải khí nhà kính. C. Tham gia sâu và toàn diện chuỗi sản xuất. D. Chú trọng các ngành công nghệ cao. Câu 20. Định hướng phát triển công nghiệp nào sau đây nhằm đẩy mạnh hợp tác của vùng ĐBSH với các vùng khác trong cả nước? A. Tiếp tục chú trọng hiện đại hoá. B. Ít phát thải khí nhà kính. C. Tham gia sâu và toàn diện chuỗi sản xuất. D. Tăng cường liên kết nội, liên vùng. Câu 21. Vùng ĐBSH có khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá đứng đầu cả nước là nhờ chủ yếu vào A. nền kinh tế phát triển nhất cả nước. B. dân số đông nhu cầu vận tải lớn. C. mạng lưới giao thông khá toàn diện. D. nhiều sân bay, hải cảng lớn nhất cả nước. Câu 22. Cảng biển nào sau đây thuộc vùng ĐBSH là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất miền Bắc? A. Cảng Quảng Ninh. B. Cảng Thái Bình. C. Cảng Nam Định. D. Cảng Hải Phòng. Câu 23. Các cảng hàng không quốc tế thuộc vùng ĐBSH có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. B. Tạo việc làm, nâng cao trình độ người lao động. C. Thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. D. Tăng cường sự hiện đại về cơ sở hạ tầng của vùng. Câu 24. Nhóm sản phẩm nào sau đây chiếm ưu thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng ĐBSH?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.