Content text 28. HSG 12 tỉnh Đồng Nai [Trắc nghiệm + Tự luận].docx
Trang 1/8 – Mã đề 058-H12B ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 8 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 180 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 058-H12B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong quá trình điện phân, ở cực âm, chất nào có tính oxi hoá. (1). được ưu tiên điện phân trước. Ở cực dương, chất nào có tính khử. (2). được ưu tiên điện phân trước. Điện phân có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn, như sản xuất kim loại. (3). bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy, mạ điện,. (4). bằng phương pháp điện phân dung dịch. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2), (3), (4) lần lượt là : A. mạnh hơn; mạnh hơn; mạnh; tinh chế kim loại. B. yếu hơn; yếu hơn; mạnh; tinh chế kim loại. C. mạnh hơn; mạnh hơn; yếu; tinh chế kim loại. D. yếu hơn; mạnh hơn; yếu; tinh chế kim loại. Câu 2: Trong các chất sau: NaF, K 2 O, HCl, BaCl 2 , NH 4 NO 3 , NH 4 Cl, Al 2 O 3 , FeSO 4 , Sn(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , có tối đa bao nhiêu chất là hợp chất ion đơn nguyên tử ? A. 6. B. 8. C. 4. D. 10. Câu 3: Cho các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) áp suất; (3) nồng độ; (4) chất xúc tác. Yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng của phản ứng: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇋ 2NH 3 (g), Δ r < 0 ? A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 4: Phương trình nào sau đây thể hiện đúng sự điện li của NaCl trong nước ? A. NaCl(s) → Na + (aq) + Cl - (aq). B. NaCl(l) → Na + (aq) + Cl - (aq). C. NaCl(aq) → Na + (aq) + Cl - (aq). D. NaCl(aq) ⇌ Na + (aq) + Cl - (aq). Câu 5: Chọn phát biểu đúng : A. CH 3 CH 2 OH và CH 3 COOH không thể phân biệt được dựa vào phổ IR. B. Benzene, acetylene, divinyl có cùng công thức đơn giản nhất. C. Phenol dễ tham gia phản ứng thế hydrogen ở vòng benzene hơn toluene. D. CH 3 CHO phản ứng với HCN là phản ứng thế. Câu 6: Số đồng phân cấu tạo amine bậc ba của C 5 H 13 N là bao nhiêu ? A. 8. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 7: Trùng hợp monomer nào sau đây tạo polymer có tính đàn hồi dùng sản xuất cao su ? A. Vinyl chloride. B. Isoprene. C. Styrene. D. Acrylonitrile. Câu 8: Đồ thị hình bên dưới mô tả sự phụ thuộc giá trị nhiệt độ sôi vào số nguyên tử carbon của bốn loại hợp chất alkane, alcohol, aldehyde và carboxylic acid. Đồ thị (i), (ii), (iii), (iv) lần lượt tương ứng với các loại hợp chất là : A. Alkane, alcohol, aldehyde, carboxylic acid. B. Alcohol, carboxylic acid, aldehyde, alkane. C. Carboxylic acid, aldehyde, alcohol, alkane. D. Carboxylic acid, alcohol, aldehyde, alkane. Câu 9: X tồn tại ở dạng ion lưỡng cực vì thế X ở thể rắn ở nhiệt độ phòng, dễ tan trong nước. X là chất nào sau đây ?
Trang 2/8 – Mã đề 058-H12B A. Tristearin. B. Phenol. C. Aniline. D. Alanine. Câu 10: Pyrite được biết như là “khoáng sản vàng” và được gọi là “vàng của kẻ ngốc” vì nó trông giống vàng đối với mắt thường. Nhiều bộ phim các thợ đào vàng thường dùng răng để phân biệt “vàng của kẻ ngốc” hay vàng thật: nếu là vàng thật thì răng của họ sẽ làm nó bị lõm vào, còn nếu là “vàng của kẻ ngốc” thì sẽ vỡ vì tính giòn của nó. Đặc điểm của vàng thật mà những người khai thác quặng dùng để phán đoán là : A. tính ánh kim. B. mùi vị. C. tính dẻo. D. tính giòn. Câu 11: Khi tồn tại ở dạng mạch vòng, các carbohydrate có vị ngọt và có nhóm -OH hemiacetal hoặc - OH hemiketal trong phân tử được gọi là đường khử; ngược lại khi phân tử các chất này không có nhóm - OH hemiacetal hoặc -OH hemiketal, chúng được gọi là đường không có tính khử. Trong các đường saccharose, maltose, glucose, fructose, đường không có tính khử là A. saccharose. B. glucose. C. maltose. D. fructose. Câu 12: Vật làm bằng gang, thép bị ăn mòn trong không khí ẩm. Cho các phát biểu sau về quá trình này: (a) Dạng ăn mòn hoá học là chủ yếu, do sắt dễ dàng phản ứng với oxygen trong không khí. (b) Ở cực carbon xảy ra quá trình khử oxygen. (c) Oxygen đóng vai trò là chất oxi hoá. (d) Tại anode, Fe bị oxi hoá thành Fe 2+ , Fe 2+ bị oxi hoá tiếp thành Fe 3+ . (e) Carbon đóng vai trò là cực âm (anode), sắt là cực dương (cathode) khi sự ăn mòn xảy ra. Các phát biểu đúng là A. (b), (c), (d). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (e). D. (a), (d), (e). Câu 13: Cho hai phương trình hoá học sau: N 2 (g) + O 2 (g) → 2NO(g) Δ r = 180 kJ (1) 2NO(g) + O 2 (g) → 2NO 2 (g) Δ r = -114 kJ (2) Năng lượng liên kết trong phân tử O 2 , N 2 lần lượt là 498 kJ/mol và 946 kJ/mol. Cho các phát biểu: (a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng toả nhiệt. (b) Phản ứng (2) tạo NO 2 từ NO, là quá trình thuận lợi về mặt năng lượng. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khí NO (không màu) nhanh chóng bị oxi hoá thành khí NO 2 (màu nâu đỏ). (c) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO 2 là 66 kJ/mol. (d) Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1), tính được năng lượng liên kết trong phân tử NO ở cùng điều kiện là 632 kJ/mol. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Thông tin chung cho các câu hỏi 14, 15 Dạng carbocation được hình thành trong một thời gian ngắn khi một nguyên tử carbon trong một hợp chất chỉ có 3 liên kết thay vì là 4. Do vậy, nguyên tử carbon mang điện dương. Có bốn loại carbocation khác nhau được gọi là methyl, primary (bậc một), secondary (bậc hai), và tertiary (bậc ba), phụ thuộc vào sự sắp xếp của các nhóm alkyl trong phân tử. Các nhóm alkyl chứa carbon và hydrogen liên kết với nhau, thường được kí hiệu là R 1 , R 2 và R 3 . Các ví dụ về các loại như sau: Cho các carbocation sau:
Trang 3/8 – Mã đề 058-H12B Câu 14: Loại carbocation nào được biểu diễn ở hình (i)? A. Methyl. B. Primary. C. Secondary. D. Tertiary. Câu 15: Càng nhiều nhóm alkyl liên kết với carbon mang điện dương thì carbocation càng bền. Thứ tự độ bền tăng dần của bốn carbocation trên là A. (ii), (iv), (iii), (i). B. (i), (iii), (iv), (ii). C. (ii), (iii), (iv), (i). D. (i), (iv), (iii), (ii). Thông tin chung cho các câu hỏi 16, 17, 18 Bọ rùa “pháo thủ” là một loài côn trùng thuộc loại bọ cánh cứng đất, tên khoa học là Carabidae. Sở dĩ chúng có biệt danh như vậy là bởi mỗi khi cảm thấy bị đe dọa hay đi săn mồi, Carabidae sẽ phun ra một loạt "đại bác" - vốn là các hóa chất rất độc hại từ phía chóp bụng kèm theo một tiếng nổ nhẹ. Ước tính, trong vòng một giây, số viên "đại bác" được khai hỏa của bọ rùa có thể lên tới 368 - 735 viên. Đặc biệt hơn, bọ rùa "pháo thủ" sản xuất "đại bác" ngay trong các tuyến thuộc khoang bụng của mình. Cụ thể, chúng có hai khoang đựng hydrogen peroxide và hydroquinone dạng lỏng. Hai hóa chất này sẽ được bọ rùa tiết ra, hòa lẫn trong một khoang riêng, với chất xúc tác bao gồm các enzyme như peroxidise và catalase. Đó là thời điểm tất cả hòa trộn và tạo thành những viên "đại bác" p-benzoquinone (C 6 H 4 O 2 ) có sức nóng lên tới 100°C và vận tốc gần 10 m/s. Không chỉ vậy mà chất này còn vô cùng độc hại. Nếu người dính phải "đại bác" của bọ rùa, nạn nhân có thể bị bỏng rát, còn những loài côn trùng nhỏ như kiến, mối. thì chắc chắn tử nạn nếu trúng phải đòn tấn công này. Phản ứng xảy ra khi phóng “đại bác” như sau: C 6 H 6 O 2 (aq) + H 2 O 2 (aq) → C 6 H 4 O 2 (aq) + 2H 2 O (l) (1) Tiến hành thí nghiệm cho 5,00.10 -4 mL dung dịch C 6 H 6 O 2 3,29 mol/L tác dụng với lượng dư H 2 O 2 như phản ứng (1) nhận thấy lượng nhiệt toả ra làm 1,00.10 -3 mL nước tăng từ 20°C đến 100°C. Biết mối quan hệ giữa nhiệt lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ như sau: q = m × C × ΔT. Nhiệt dung riêng của nước bằng 4,18 J/g.K và khối lượng riêng của nước: 1,00 g/mL. Câu 16: Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng (1) là phản ứng oxi hoá – khử, H 2 O 2 chất oxi hoá. B. Phản ứng (1) là phản ứng oxi hoá – khử, H 2 O 2 chất khử. C. Phản ứng (1) là phản ứng trao đổi, H 2 O 2 là chất xúc tác. D. Phản ứng (1) là phản ứng trao đổi, H 2 O 2 là dung môi. Câu 17: Cho các công thức:
Trang 4/8 – Mã đề 058-H12B Công thức của hydroquinone ứng với A. (I). B. (II). C. (III). D. (IV). Câu 18: Dựa vào kết quả thí nghiệm tính được hiệu ứng nhiệt của phản ứng (1) là x kJ/mol. x gần nhất với A. -550. B. -202. C. -302. D. +550. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Một học sinh đã thực hiện một thí nghiệm để xác định tốc độ phản ứng giữa hydrochloric acid (HCl) và đá cẩm thạch (thành phần chính là calcium carbonate, còn lại tạp chất không tan, không tác dụng với acid). Phản ứng giữa hai chất này được biểu diễn bằng phương trình hoá học: 2HCl (aq) + CaCO 3 (s) → CaCl 2 (aq) + H 2 O(l) + CO 2 (g) Δ r < 0 • Thí nghiệm 1: Cho các viên đá cẩm thạch (kích thước hạt khoảng 1 mm) tác dụng với dung dịch HCl. Thời gian bắt đầu tính khi các viên đá cẩm thạch được thả vào acid và miếng bông gòn được chèn vào. Bông gòn ngăn không cho dung dịch phun ra. Khối lượng của bình và thành phần trong bình được ghi lại sau mỗi 30 giây. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn như hình (b). Hình (a): Cách thiết lập thí nghiệm Hình (b): Đồ thị khối lượng của bình và thành phần trong bình theo thời gian. • Thí nghiệm 2: Tiến hành giống hoàn toàn ở thí nghiệm 1, sự khác biệt duy nhất là những viên đá cẩm thạnh ở thí nghiệm 2 được nghiền nhỏ thành dạng bột mịn so với thí nghiệm 1. Khối lượng của bình và thành phần trong bình được ghi lại sau mỗi 30 giây. Học sinh đã đề xuất những giả thuyết sau đây để giải thích hình dạng của đồ thị hình (b) (I) Ở mốc 7 phút, một hoặc cả hai chất tham gia phản ứng đã hết. (II) Khối lượng tiếp tục giảm khi chất rắn đang hoà tan; dung dịch có khối lượng nhỏ hơn chất rắn. (III) Tốc độ phản ứng ban đầu là nhanh nhất vì nồng độ của acid tại thời điểm này lớn nhất. (IV) Trong quá trình phản ứng thì tốc độ phản ứng giảm vì dung dịch lạnh dần.