Content text DEMO. BỘ 10 ĐỀ THI CUỐI KÌ I- HÓA HỌC 12.pdf
Đây là bản xem thử một phần tài liệu, khi chuyển giao sẽ nhận bản đầy đủ và chỉnh sửa được. Liên hệ: Thầy Hoàng Oppa. Zalo : 0932 990 090 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............ TRƯỜNG THPT ........................ MÃ ĐỀ 110 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 Môn: HÓA HỌC - Lớp: 12 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên học sinh: ............................................................................ Số báo danh: ....................................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen trong phân tử? A. Ethyl formate. B. Saccharose. C. Tristearin. D. Alanine. Câu 2. Trong các ion sau: Ag+ , Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Ag+ . B. Cu2+ . C. Fe2+ . D. Au3+ . Câu 3. Trong máu người trưởng thành, khỏe mạnh và lúc đói có một lượng nhỏ glucose với nồng độ khoảng bao nhiêu? A. 4,4 – 7,2 mmol/L. B. 4,2 – 7,2 mmol/L. C. 4,4 – 7,4 mmol/L. D. 4,5 – 7,4 mmol/L. Câu 4. Ở nhiệt độ thường, tơ mủ cây cao su có công thức cấu tạo như sau: Bằng phương pháp hóa học có thể tổng hợp được X bằng phản ứng trùng hợp từ A. 2-methylbuta-1,3-diene. B. buta-1,3-diene. C. propylene. D. 2-methylbutane. Câu 5. Nguồn điện hoá học nào sau đây không dựa vào các phản ứng hoá học? A. Pin Galvani. B. Pin nhiên liệu. C. Acquy. D. Pin mặt trời. Câu 6. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện A. màu xanh rêu. B. màu xanh tím. C. màu nâu đỏ. D. màu hồng. Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → sorbitol. Tên gọi X, Y lần lượt là A. Cellulose, glucose. B. Tinh bột, ethanol. C. Maltose, ethanol. D. Saccharose, ethanol. Câu 8. Dung dịch chứa chất tan nào sau đây không phản ứng được với glycine? A. H2SO4. B. NaCl. C. HCl. D. NaOH.
Đây là bản xem thử một phần tài liệu, khi chuyển giao sẽ nhận bản đầy đủ và chỉnh sửa được. Liên hệ: Thầy Hoàng Oppa. Zalo : 0932 990 090 2 Câu 9. Acquy chì là một loại acquy đơn giản, gồm bản cực dương bằng PbO2, bản cực âm bằng Pb, cả hai điện cực được đặt vào dung dịch H2SO4 loãng. Loại acquy này có thể sạc lại nhiều lần. Đây cũng là loại acquy được sử dụng phổ biến trên các dòng xe máy hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhược điểm của acquy chì là A. dễ sản xuất, giá thành thấp. B. gây ô nhiễm môi trường. C. có khả năng trữ một lượng điện lớn trong bình ắc quy. D. hoạt động ổn định. Câu 10. Hợp chất hữu cơ X thuộc nhóm ester có công thức đơn giản nhất là C2H3O và có phổ khối lượng như sau: Biết khi thủy phân X trong môi trường base thu được một alcohol và một muối không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của hợp chất X là A. vinyl acetate. B. ethyl acetate. C. methyl propionate. D. methyl acrylate Câu 11. Cho polymer X có công thức cấu tạo như sau: Công thức của monomer được dùng để tổng hợp ra X (với C6H4 là vòng benzene) là A. p-HOOC–C6H4–COOH và p-NH2–C6H4–NH2. B. C6H5–COOH và p-NH2–C6H4–NH2. C. p-NH2–C6H4–COOH. D. p-HOOC–C6H4–COOH và C6H5–NH2. Câu 12. Khi thủy phân saccharose trong môi trường acid cho dung dịch có tính khử, vậy chứng tỏ A. saccharose có nhóm –CHO trong phân tử. B. saccharose có nhóm –OH linh động, dễ dàng tham gia các phản ứng khử.
Đây là bản xem thử một phần tài liệu, khi chuyển giao sẽ nhận bản đầy đủ và chỉnh sửa được. Liên hệ: Thầy Hoàng Oppa. Zalo : 0932 990 090 3 C. saccharose bị thủy phân cho ra các monosaccharide có tính khử. D. saccharose có các nhóm –OH hemiacetal tự do. Câu 13. Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng? A. CH3COONa B. CH3(CH2)12COOCH3. C. CH3(CH2)12COONa. D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3. Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Các amine đều tác dụng được với dung dịch HCl. B. Hợp chất CxHyNH3Cl tác dụng được với dung dịch NaOH C. Dung dịch amine có số nguyên tử carbon nhỏ hơn 4 đều làm phenolphthalein hóa hồng. D. Hợp chất CH3COONH3CH3 không tác dụng với NaOH. Câu 15. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế ethyl acetate từ acetic acid, ethanol và H2SO4 đặc (xúc tác) theo sơ đồ hình vẽ. Sau khi kết thúc phản ứng ester hóa, người ta tiến hành các bước sau: + Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch NaHCO3 cho đến khi không còn khí thoát ra. + Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới. + Bước 3: Thêm tiếp CaCl2 khan vào phễu chiết, lắc đều, sau đó bỏ đi phần chất rắn phía dưới thì thu được ethyl acetate. Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai? A. Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi. B. CaCl2 được thêm vào để tách nước còn lẫn trong ethyl acetate. C. Dung dịch NaHCO3 được thêm vào để phản ứng với acetic acid trong chất lỏng Y. D. Có thể thay thế CaCl2 khan bằng dung dịch H2SO4 đặc. Câu 16. Teflon (PTFE) là một polymer nổi tiếng với khả năng chịu nhiệt và chống dính cao, được sử dụng trong sản xuất chảo chống dính và các vật liệu cách điện. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Teflon thuộc loại chất dẻo.
Đây là bản xem thử một phần tài liệu, khi chuyển giao sẽ nhận bản đầy đủ và chỉnh sửa được. Liên hệ: Thầy Hoàng Oppa. Zalo : 0932 990 090 4 B. Teflon có khả năng chịu nhiệt cao. C. Monomer của teflon là vinyl chloride. D. Teflon được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 17. Để đáp ứng nhu cầu, một công ty muốn sản xuất 2,2 tấn cellulose trinitrate từ nitric acid và cellulose, với hiệu suất phản ứng 60% tính theo cellulose. Họ cần bao nhiêu tấn cellulose? A. 1,10 tấn. B. 2,97 tấn. C. 2,00 tấn. D. 3,67 tấn. Câu 18. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và n (mol) NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khỉ thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là A. 2,77. B. 7,57. C. 5,97. D. 9.17. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Saccharose, hay còn gọi là đường mía, là một loại đường được tiêu thụ với lượng lớn trên toàn cầu. Nguồn gốc chủ yếu của saccharose đến từ ba loại cây trồng chính: cây mía, cây thốt nốt và củ cải đường. a. Saccharose còn được gọi là đường ăn, là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. b. Saccharose có vị ngọt mạnh hơn maltose nhưng ít ngọt hơn glucose. c. Saccharose là monosaccharide có công thức phân tử là C12H22O11. d. Phân tử saccharose được tạo nên bởi hai đơn vị glucose. Câu 2. Nhựa vá săm: