PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text C5 - FILE DE (HS).docx

NỘI DUNG CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN & ĐIỆN PHÂN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 2 CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC 2 CHỦ ĐỀ 2: ĐIỆN PHÂN 8 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 5 13 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 14 PHẦN 1: MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN (ÔN TẬP KIẾN THỨC) 14 Dạng 1: Thế điện cực chuẩn 14 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 16 Dạng 3: Điện phân 17 PHẦN 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) 18 MỨC 1: NHẬN BIẾT 18 Dạng 1: Thế điện cực 18 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 20 Dạng 3: Điện phân 23 MỨC 2: THÔNG HIỂU 26 Dạng 1: Thế điện cực 26 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 28 Dạng 3: Điện phân 30 MỨC 3: VẬN DỤNG 33 Dạng 1: Thế điện cực 33 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 35 Dạng 3: Điện phân 36 PHẦN 3: TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 38 Dạng 1: Thế điện cực 38 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 40 Dạng 3: Điện phân 45 PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 48 MỨC 2: THÔNG HIỂU 48 Dạng 1: Thế điện cực 48 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 49 Dạng 3: Điện phân 50 MỨC 3: VẬN DỤNG 50 Dạng 1: Thế điện cực 50 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 52 Dạng 3: Điện phân 53 C. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 5 THEO KIỂU MINH HỌA 2025 54 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC I. CẶP OXI HOÁ – KHỬ Dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử của kim loại. Ví dụ: Al 3+ /Al; Zn 2+ /Zn; Cu 2+ /Cu.  Tổng quát, dạng oxi hoá (M n+ ) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử M n+ /M, giữa chúng có mối quan hệ: M n+ + ne ⇀ ↽ M dạng oxi hoá dạng khử  Trong cặp oxi hoá - khử của kim loại, dạng oxi hoá và dạng khử có thể tồn tại ở dạng ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử hoặc dạng phân tử, ví dụ: Fe 3+ /Fe 2+ ; [Ag(NH 3 ) 2 ] + /Ag; AgCl/Ag;...  Các nguyên tố phi kim cũng có các cặp oxi hoá - khử tương ứng, ví dụ: 2H + /H 2 ; Cl 2 /Cl - ;... II. THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN 1.Điện cực: Ứng với mỗi cặp oxi hoá - khử có thể thiết lập một điện cực, tại đó tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hoá và dạng khử. Ví dụ:  Đối với cặp Zn 2+ /Zn, thiết lập được điện cực kẽm bằng cách cho thanh Zn tiếp xúc trực tiếp với dung dịch muối chứa ion Zn 2+ (Hình a).  Tương tự, đối với cặp Cu 2+ /Cu cũng thiết lập được điện cực đồng như hình b.  Tại ranh giới giữa kim loại và dung dịch chất điện li của mỗi điện cực tồn tại cân bằng: Zn 2+ + 2e ⇌ Zn; Cu 2+ + 2e ⇌ Cu 2. Thế điện cực chuẩn Thế điện cực của cặp oxi hoá - khử của kim loại trong điều kiện chuẩn (nồng độ ion kim loại trong dung dịch là 1 M, nhiệt độ 25°C) được gọi là thế điện cực chuẩn của kim loại (hay thế khử chuẩn của kim loại), kí hiệu là E° oxi hoá/khử và thường có đơn vị là volt (vôn).  Giá trị thế điện cực chuẩn càng nhỏ thì dạng khử có tính khử càng mạnh (kim loại càng mạnh) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng yếu  Giá trị thế điện cực chuẩn càng lớn thì dạng khử có tính khử càng yếu (kim loại càng yếu) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng mạnh.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.