Content text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 12 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 16.docx
1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung chương 3. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả ời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC HÓA HỌC Ghi chú: Cô Thầy điền số câu ở mỗi phần vào bảng sau cho phù hợp với địa phương Tổng số câu/ý hỏi Tổng điểm (%) Nhận thức hóa học (18 câu = 18 ý ; 4,5 điểm) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học (4 câu = 16 ý ; 4 điểm) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (6 câu = 6 ý; 1,5 điểm) Biết (13 câu) Hiểu (1 câu) Vận dụng (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (7 ý) Vận dụng (6 ý) Hiểu (4 câu) Vận dụng (2 câu) Ester – Lipid (4 tiết) 1. Ester - Lipid (2 tiết) 2 1 2 1 1 1,50 (15,0%) 2. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp (2 tiết) 2 1 1 1,00 (10,0%) Carbohydrate (6 tiết) 3. Giới thiệu về carbohydrate (2 tiết) 2 1 2 2 1,5 (15,0%) 4. Tính chất hóa học của carbohydrate (4 tiết) 2 1 1 1 2 2,25 (22,5%) Hợp chất chứa nitrogen (6 tiết) 5. Amine (2 tiết) 2 1 1 1 1,25 (13,3%) 6. Amino acid (2 tiết) 2 1 1 1,00 (10,0%) 7. Peptide, Protein và enzyme (2 tiết) 1 1 2 1 1 1,5 (15,0%) Tổng số câu/số ý Điểm số 10,0 Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Methyl acrylate là một chất kích thích mạnh, có thể gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và khó thở khi tiếp xúc với da hoặc hít phải. Ester này có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. CH 3 COOCH 3 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 2 =CHCOOCH 3 Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để phân biệt dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy dùng cách nào sau đây? A. Hòa vào nước, chất nào nhẹ nổi lên là dầu thực vật. B. Chất nào không hòa tan trong nước là dầu thực vật. C. Chất nào hòa tan trong nước là dầu thực vật. D. Đun với NaOH có dư, để nguội cho tác dụng với Cu(OH) 2 chất nào cho dung dịch xanh thẫm trong suốt là dầu thực vật. Câu 3: Khi gia nhiệt, khoảng nhiệt độ phù hợp trong suốt quá trình khuấy để điều chế xà phòng là A. 85 – 90 o C. B. 75 – 80 o C. C. 70 – 75 o C. D. 80 – 85 o C. Câu 4: Carbohydrate là gì? A. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là C n (H 2 O) m . B. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là C n (H 2 O) m . C. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là C n (H 2 O) n . Câu 5: Trong công thức cấu tạo dạng mạch vòng - glucose cho sau đây thì Nhóm –OH hemiacetal gắn ở carbon số mấy? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 6: Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 7: Các gốc -glucose trong phân tử tinh bột tạo dạng mạch amylopectin phân nhánh, xoắn liên. Phần phân nhánh liên kết với nhau bởi liên kết A. -1,4-glycoside. B. -1,3-glycoside. C. -1,6-glycoside. D. -1,2-glycoside. Câu 8: Khi thế thay thế một nguyên tử hydrogen trong ammonia bằng một gốc hydrocarbon ta thu được hợp chất amine bậc mấy? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 9: Aniline thường được sử dụng để sản xuất A. thực phẩm phẩm, mỹ phẩm. B. phẩm nhuộm, dược phẩm. C. thực phẩm, dược phẩm. D. phẩm nhuộm, mỹ phẩm. Câu 10: Các amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước là do các amino acid tồn tại dạng A. ion dương. B. ion âm. C. ion lưỡng cực. D. muối acid. Câu 11: Khi đun nóng, các ε-amino acid hoặc ω-amino acid có thể phản ứng với nhau để tạo thành polymer, đồng thời tách ra các phân tử nước gọi là phản ứng A. ester hóa. B. trùng ngưng. C. trùng hợp. D. hydrogen hóa. Câu 12: Biểu diễn dạng kí hiệu của peptide: HOOC-CH 2 -NH-CO-CH(CH 3 )NH 2 là: A. Val-Ala. B. Ala-Val. C. Ala-Gly. D. Gly-Ala. Câu 13: Protein hình sợi không tan được trong nước và dung môi thông thường là (chọn câu đúng nhất). A. - keratin (có ở tóc, móng sừng). B. collagen (có ở da, sụn). C. albumin (có ở lòng trắng trứng). D. - keratin (có ở tóc, móng, sừng), collagen (có ở da, sụn). Câu 14: Đun nóng chất H 2 N-CH 2 -CONH-CH(CH 3 )-CONH-CH 2 -COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là: A. H 3 N + -CH 2 -COOHCl - , H 3 N + -CH 2 -CH 2 -COOHCl - . B. H 2 N-CH 2 -COOH, H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH. C. H 3 N + -CH 2 -COOHCl - , H 3 N + -CH(CH 3 )-COOHCl - .
D. H 2 N-CH 2 -COOH, H 2 N-CH(CH 3 )-COOH. Câu 15: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của acid béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 16: Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột (chứa 6,85% tạp chất trơ) sẽ sản xuất được 7,21 m 3 ethanol 40 o (cho khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,789 g/cm 3 ). Hiệu suất của quá trình sản xuất là bao nhiêu? A. 40,07%. B. 43,01%. C. 80,14%. D. 86,03%. Câu 17: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3 NH 2, NH 3 , C 6 H 5 OH (phenol),C 6 H 5 NH 2 (aniline) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi ( o C) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C 6 H 5 OH. B. Z là CH 3 NH 2 . C. T là C 6 H 5 NH 2 . D. X là NH 3 . Câu 18: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 7 NO 2 , đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là A. vinylammonium formate và ammoni acrylate. B. 2-aminopropionic acid và 3-aminopropionic acid. C. 2-aminopropionic acid và ammonium acrylate. D. ammonium acrylate và 2-aminopropionic acid. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bi thuỷ nhân trong cơ thể tạo thành salicylic acid. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nóng độ trong máu cao hơn mức bình thường). COOH OOCCH3 + H2O COOH OH + CH3COOH aspirinsalicylic acid a. Aspirin có công thức phân tử C 9 H 8 O 4 . b. Salicylic acid có công thức phân tử C 7 H 6 O 3 . c. Aspirin có số liên kết và vòng là 5. d. Aspirin được điều chế theo phản ứng sau: Để sản xuất 3 triệu viên thuốc aspirin cần tối thiểu m kg salicylic acid. Biết rằng mỗi viên thuốc có chứa 81 mg aspirin và hiệu suất phản ứng đạt 70%. Giá trị của m là 260. Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO 4 1 M vào cốc 250 mL. Sau đó, thêm 20 mL dung dịch NaOH 20% vào, khuấy đều. Bước 2: Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thuỷ tinh 250 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH 3 đặc, khuấy đều. Bước 3: Cho thêm một lượng nhỏ bông vào khoảng 30 mL nước cốc thủy tinh và khuấy đều trong khoảng 3 phút. Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Ở bước 1, nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH) 2 thì hiện tượng thu được không thay đổi. b. Ở bước 2, kết tủa màu xanh lam tan hết tạo thành dung dịch không màu trong suốt gọi là nước Schweizer [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 ] (phức chất tan). c. Ở bước 3, thấy sợi bông tan dần thu được dung dịch đồng nhất chứng tỏ cellulose tan tốt trong nước Schweizer. d. Thí nghiệm trên ứng dụng để điều chế sợi copper (đồng) – ammonia. Câu 3: Trong quá trình chế biến nước mía để được đường kết tinh (chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất), người ta phải dùng vôi sống. Từ 260 L nước mía có nồng độ đường 7,5% (có khối lượng riêng 1,103 gam/mL) chế biến được m kg đường kết tinh, a kg rỉ đường. Toàn bộ lượng rỉ đường thu được đem lên men thành b kg ethanol với hiệu suất 60%. Biết chỉ 70% lượng đường thu được ở dạng kết tinh. Phần còn lại nằm trong rỉ đường. Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Giá trị của m gần bằng 15,36. b. Giá trị của a gần bằng 25,8102. c. Giá trị của b gần bằng 1,04. d. Vôi sống để kết tủa các tạp chất (dưới dạng muối calcium của phosphoric acid, oxalic acid, citric acid…). Câu 4: Quan sát bảng sau về đặc điểm tính chất vật lí của một số amine Amine Nhiệt độ nóng chảy ( o C) Nhiệt độ sôi ( o C) Độ tan trong nước ở 25 o C (g/100g H 2 O) CH 3 NH 2 –95 –6 Tan nhiều CH 3 CH 2 NH 2 –81 17 Tan nhiều C 6 H 5 NH 2 (aniline) –6 184 3,7 CH 3 NHCH 3 –93 7 Tan nhiều (CH 3 ) 3 N –117 3 Tan nhiều Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Ở điều kiện thường, methylamine, ethylamine, dimethylamine, trimethylamine tồn tại ở thể khí, không mùi. b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khả năng hoà tan trong nước của các amine có xu hướng tăng khi phân tử khối tăng. c. Ở điều kiện thường, aniline là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch hydrochloric acid. d. Các amine có số nguyên tử carbon nhỏ thường tan nhiều trong nước nhờ tạo được liên kết hydrogen với nước. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Có bao nhiêu chất thuộc loại acid béo omega-3 trong các chất sau: HO O O OH HO O OH O HO O OH O (1) (2) (3) (4) (5) (6) Câu 2: Cho các thí nghiệm sau: