Content text Giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức kì 1.docx
Giáo án ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống BÀI 1 – SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ A. MỤC TIÊU MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. - Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng 2.1 Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 2.2 Về năng lực đặc thù - Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
- Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện 3. Về phẩm chất Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc Tri thức ngữ văn Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chữ người tử tù Tê – đê (Trích Thần thoại Hi Lạp) Thực hành Tiếng Việt Từ Hán Việt Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Nói và nghe Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm Củng cố mở rộng Ôn tập kiến thức về truyện kể Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng 2. Năng lực Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 3. Phẩm chất: Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV chuẩn bị câu hỏi khởi động: Em biết gì về truyện kể?
Học sinh hoàn thành bảng K – W – L để tìm hiểu kiến thức về truyện kể Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thiện phiếu K – W – L Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Tìm hiểu truyện kể nói chung và đặc biệt là thế giới thần thoại. Phần chuẩn bị bài trình chiếu và phiếu của giáo viên. K Điều con đã biết W Điều con muốn biết L Điều con mong muốn biết thêm 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo