PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text khoa-2024-06-06.docx

chuyentin.pro – Lớp ôn thi tin học trẻ bảng A TÀI LIỆU KHÓA 06 – 06 – 2024 Link chấm bài: https://oj.vnoi.info/contest/cn1_on_tht_kv_2324 Link phòng meet: https://meet.google.com/ipr-krys-okt 1. ngày 0 Bài 1. Bài 2. DTHCN Diện tích hình chữ nhật 5 3 diện tích = 5 x 3 = 15 Để tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. Ví dụ hình chữ nhật trên có chiều dài là 5, chiều rộng 3 thì có diện tích là 5 x 3 = 15. Yêu cầu: cho chiều dài và chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật. Input: ghi 2 số cd, cr là chiều dài và chiều rộng (1 ≤ cd, cr ≤ 1000) Output: ghi diện tích S. Input Output 5 3 15 7 7 49 giải scratch video scratch, hướng dẫn cách nộp bài lên VNOI: https://youtu.be/s2lDOAmUIL8 ngày 1 https://youtu.be/1ojYLEIWzSk Bài 3. CORONA Dịch cúm Như chúng ta đã biết dịch cúm toàn cầu COVID-19 do virus Corona nhân bản và lây lan gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng ở người. Người bệnh ban đầu không nhận biết được đã nhiễm bệnh do virus còn tiềm ẩn chưa khởi phát. Ở đâu đó những con virus đang ẩn mình, chúng ta cùng tìm chúng nhé. Cho một xâu kí tự S chỉ chứa các kí tự C, O, R, N, A ở vị trí bất kì. Ta có thể thực hiện hoán đổi các kí tự này để tạo thành những cụm từ CORONA liên tiếp, mỗi cụm từ CORONA tương ứng với một con virus.
Ví dụ: với xâu kí tự S = ‘COOCROONRANNA’, sau khi thực hiện hoán đổi các kí tự của xâu S ta được xâu ‘CORONA CORONAN’ có hai cụm từ CORONA tương ứng với hai con virus. Yêu cầu: Cho xâu kí tự S. Tìm số lượng virus trong xâu S này. Input: xâu kí tự S không quá 255 kí tự. Output: số lượng con virus có trong xâu. Ví dụ: Input Output COOCROONARNNA 2 giải nhận xét: số lượng virus tìm được chỉ phụ thuộc vào số lượng ký tự mỗi loại có trong xâu S 1 con virus cần: 1 chữ C, 2 chữ O, 1 kí tự R, 1 kí tự N, 1 kí tự A đếm số lượng chữ cái mỗi loại, tính số virus theo chữ cái có số lượng ít nhất. code khi bấm vào cờ xanh hỏi S = ? và đợi đặt S thành trả lời đặt M là độ dài của xâu S đặt C thành 0 đặt O thành 0 đặt R thành 0 đặt A thành 0 đặt N thành 0 đặt i thành 1 lặp cho đến khi i > M đặt K thành kí tự thứ i của chuỗi S nếu K = ‘C’ thì thay đổi C một lượng 1 nếu K = ‘O’ thì thay đổi O một lượng 1 nếu K = ‘N’ thì thay đổi N một lượng 1 nếu K = ‘A’ thì thay đổi A một lượng 1 nếu K = ‘R’ thì thay đổi R một lượng 1 thay đổi i một lượng 1 đặt O thành làm tròn xuống (O / 2) đặt KQ thành C nếu O < KQ thì đặt KQ thành O nếu R < KQ thì đặt KQ thành R
nếu N < KQ thì đặt KQ thành N nếu A < KQ thì đặt KQ thành A nói KQ Bài 4. CATGHEP Cắt xâu kí tự Một xâu kí tự gọi là xâu đối xứng nếu ta đọc xâu này từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái là như nhau. Ví dụ: xâu ‘abcba’ là một xâu đối xứng. Cho xâu s. Hãy tìm cách cắt xâu s thành 2 xâu p và q sao cho khi ghép xâu p và sau xâu q ta được 1 xâu mới là xâu đối xứng. Ví dụ: s = ‘cba abcd’. Ta cắt sau kí tự thứ 3 được p = ‘cba’, q = ‘abcd’. Khi đó xâu mới là ‘abcdcba’ là xâu đối xứng. Input: ghi xâu s. Output: Ghi độ dài xâu p. Nếu có nhiều cách cắt thì ghi độ dài bé nhất có thể của xâu p. Nếu không có cách nào thì ghi 0. Ví dụ: Input Output Giải thích cbaabcd 3 Có S = ‘cbaabcd’ ta cắt thành 2 xâu P = ‘cba’; Q = ‘abcd’. Khi đó ghép xâu P vào sau xâu Q ta được xâu kí tự ‘abcdcba’ là một xâu đối xứng. giải tạo ra lệnh KTDX (X) để kiểm tra 1 xâu X có đối xứng hay không duyệt qua các vị trí lần lượt cắt xâu tại từng vị trí, tạo ra xâu mới, nếu xâu mới có đối xứng ghi nhận vị trí là kết quả (chỉ ghi nhận lần đầu) code định nghĩa KTDX (X) đặt Y thành () đặt j thành độ dài của xâu (X) lặp lại cho đến khi j < 1 đặt K thành kí tự thứ j của chuỗi X đặt Y thành kết hợp (Y)(K) thay đổi j một lượng (-1) nếu Y = X thì đặt DX thành ‘CO’ nếu không đặt DX thành ‘KHONG’ khi bấm vào cờ xanh
hỏi S = ? và đợi đặt S thành trả lời đặt N thành độ dài của chuỗi S đặt KQ thành 0 đặt i thành 1 lặp cho đến khi i = N hoặc KQ > 0 đặt P thành () đặt u thành 1 lặp lại cho đến khi u > i đặt P thành kết hợp (P)(kí tự thứ u của chuỗi S) thay đổi u một lượng 1 đặt Q thành () đặt u thành i+1 lặp lại cho đến khi u > N đặt Q thành kết hợp (Q)(kí tự thứ u của chuỗi S) thay đổi u một lượng 1 đặt Z thành kết hợp (Q) (P) KTDX(Z) nếu DX = ‘CO’ thì đặt KQ thành i thay đổi i một lượng 1 nói KQ ngày 2, 3 ngày 2: https://youtu.be/sNtZCy3D8PU ngày 3: https://youtu.be/xilW1QX8qqU Bài 5. NBAN Nhân bản Số đối xứng của �� là viết các số theo thứ tự ngược lại (từ phải sang trái) gọi là ��. Ví dụ: số đối xứng của �� = 123 là �� = 321. Phép nhân bản số �� là ����. Ví dụ: Với số �� = 123 dùng phép nhân bản 1 lần được số 123321, nhân bản 2 lần được số 123321123321, nhân bản 3 lần được số 123321123321123321123321, … Nhân bản liên tục và vô tận lần số �� ta được số ��. Yêu cầu: tính tổng các chữ số từ vị trí thứ �� đến vị trí thứ �� của số ��. Dữ liệu: Nhập vào lần lượt ba số tự nhiên ��, ��, ��. Mỗi số ghi trên một dòng. Kết quả: Đưa ra một số duy nhất là đáp án của bài toán. Ví dụ: Input Output Giải thích 123 1 3 6 1 + 2 + 3 = 6 123 2 7 12 Ta có �� = 1������������23321 … Kết quả là : 2 + 3 + 3 + 2 + 1 + 1 = 12

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.