Content text 23. Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh đề ôn tập số 5 (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
Hình 2 A. phiêu bạt di truyền. B. đột biến gene. C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Khảo sát mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã sinh vật, người ta thu được bảng số liệu như sau: Bảng 1 Kiểu quan hệ Loài 1 Loài 2 1 + + 2 0 + 3 - - 4 - + 5 0 - Ghi chú: +: Loài được lợi; -: Loài bị hại; 0: Loài không được lợi cũng không bị hại. Câu 11: Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ đối kháng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc kiểu quan hệ số: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Hình 3 dưới đây mô tả cấu trúc của operon Lac theo Mono và Jacob: Theo mô hình này chú thích (1) là A. protein ức chế. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gene điều hòa. Câu 14: Có khoảng 3% dân số bình thường mang allele đột biến ở gene CFTR gây bệnh xơ nang. Một nhà tư vấn di truyền nghiên cứu một gia đình trong đó có bố và mẹ đều là thể mang về một đột biến CFTR. Họ sinh con đầu lòng bị bệnh này và đang muốn kiểm tra thai để sinh đứa thứ hai xem đó là thay bị bệnh hay thể mang hay hoàn toàn không mang gene bệnh. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình 4.
Hình 4 Nếu thai nhi sinh ra. lớn lên và kết hôn với người bình thường, xác suất đứa con đầu lòng của cá thể này bị bệnh xơ nang là bao nhiêu? A. 0,3%. B. 0,15%. C. 0,75%. D. 0,25%. Câu 15: Liệu pháp gene sử dụng vector virus có thể gặp phải vấn đề gì khi áp dụng trên gene? A. Virus không thể xâm nhập vào cơ thể người. B. Tế bào cơ thể người có thể không nhận biết được virus mang gene bình thường. C. Hệ miễn dịch của người có thể phản ứng mạnh, tạo ra gene đột biến mới. D. Virus có thể đột biến trong cơ thể và tạo ra gene đột biến mới. Câu 16: Trên mỗi nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là A. locus. B. allele. C. tâm động. D. chromatid. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Trên một đồi thông Đà Lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn. Câu 17: Nếu như loại bỏ nấm rễ, các cây thông không hút được nước vì rễ cây không có lông hút, điều này chứng minh các cây thông và nấm rễ có mối quan hệ A. Cộng sinh. B. Kí sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hợp tác. Câu 18: Mối quan hệ giữa xén tóc và thằn lằn giống với mối quan hệ giữa A. Cây thông và trăn. B. Giữa các cây thông. C. Giữa thằn lằn và trăn. D. Giữa chim gõ kiến và thằn lằn. 4 PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 2 gene phân li độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng và đều có