Content text BÀI 23.1 - KHTN -CTSTxST.doc
BÀI 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: <NB> Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh? A. Nước. B. Khí oxygen. C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng. Câu 2: <NB> Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 3:<NB>Nguyên liệu của quá trình quang hợp là: A. Nước, khí oxygen. B. nước, carbon dioxide. C. Nước, Glucose. D. Glucose, oxygen Câu 4:<NB>Quang hợp của cây xanh chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ: A. Dưới 25 0 C. B. Trên 40 0 C. C. 25 0 C đến 35 0 C. D. 25 0 C đến 35 0 C. Câu 5: <TH> Trong các phát biểu sau: (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp khí oxygen. (3) Làm sạch không khí. (4) Tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí. (5) Cân bằng hàm lượng khí cacbon dioxide và oxygen trong không khí Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của Quang hợp? A. 2 B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: <TH> Nhận định nào sau đây là sai? A. Cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. B. Nhiệt độ thấp (dưới 10 0 C) tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp. C. Nhiệt độ quá cao (trên 40 0 C) sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp. D. Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái đất.
Câu 7: <TH> Yếu tố khí cacbon dioxide ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào? A. Hiệu quả quang hợp tăng khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại. B. Hiệu quả quang hợp giảm khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại. C. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá cao thì hiệu quả quang hợp càng tăng. D. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá thấp thì hiệu quả quang hợp càng tăng. Câu 8: <VD> Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng? A. dương xỉ, rêu, vạn tuế. B. Lúa, dương xỉ, cây thông. C. Lúa, ngô, bưởi. D. ngô, bưởi, lá lốt. Câu 9: <VD> Vì sao ánh sáng quá mạnh sẽ làm hiểu quả quang hợp của cây xanh giảm? A. Cây thừa ánh sáng. B. Cây bị ngộ độc. C. Cây yếu đi. D. Cây bị đốt nóng. Câu 10: <VDC> Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? A. Cây không cần nước vào buổi trưa. B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo. C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được. D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: <NB> Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh? Trả lời: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như: Ánh sáng, nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide, … Câu 2: <NB> Nêu các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp? Trả lời: Các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp như: phiến lá dẹt, rộng, mạng lưới gân lá dày đặc, lớp biểu bì có các khí khổng, các tế bào thịt lá có chứa lục lạp,…. Câu 3: <TH> Khi trồng và chăm sóc cây xanh chúng ta phải chú ý đến những yếu tố nào để cây quang hợp tốt? cho ví dụ? Trả lời:
Khi trồng và chăm sóc cây xanh chúng ta phải chú ý đến những yếu tố như: ánh sáng, nước, nhiệt độ, … để giúp cây quang hợp tốt. Ví dụ: khi trồng cây cần tưới nước đủ cho cây, tránh để cây bị khô, héo, thiếu nước (điều này sẽ làm cường độ quang hợp giảm hoặc ngừng trệ). Câu 4: <VD> Tại sao khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dẻ chịu hơn khi sử dụng Ô để che? Trả lời: Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời, thải ra khí oxygen. Khi đứng dưới tán cây lúc trời nắng cảm giác dễ chịu hơn vì nhiệt độ dưới tán cây thấp hơn so với nhiệt độ mòi trường nơi không có cây, ngoài ra, khí oxygen do cây tạo ra cần thiết cho sự hò hấp. Câu 5: <VDC) Cho ví dụ chứng minh các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau? Người dân áp dụng điều này vào trong trồng trọt như thế nào? Trả lời: Trong quá trình quang hợp, mỗi loại cây khác nhau thì nhu cầu về ánh sáng cũng khác nhau ví dụ như: + Các cây ưa sáng: cây lúa, ngô, … có nhu cầu chiếu sáng cao, thường mọc ở những nơi quang đãng. + Các cây ưa bóng: cây lá lốt, dương xỉ, … có nhu cầu chiếu sáng thấp, thường mọc ở nơi có bóng dâm. - Áp dụng vào trồng trọt là trông xen canh: trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng để tận dụng nguồn đất và công chăm sóc nâng cao năng xuất và giá trị kinh tế cho người dân. Ví dụ: trồng cây ăn quả (như nhãn, vải, bưởi….) trồng xen với các cây lạc, đậu tương,… hoặc trồng xem cây ăn quả với cây rau thơm (lá lốt, rau mùi…) …………………………..Hết……………………………..