Content text BÀI 7 THẤU KÍNH MỎNG.docx
Thấu kính là khối đồng chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,..) giới hạn bởi hai mặt phẳng cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng. Dựa vào hình dạng, có 2 loại thấu kính: rìa mỏng va rìa dày. a. Thấu kính rìa mỏng B, Thấu kính rìa dày Nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì: Thấu kính hội tụ: Khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa mỏng ta thu được chùm tia ló hội tụ. Do đó, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì: Khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa dày ta thu được chùm tia ló phân kì. Do đó, thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì. a) b) Đường truyền của ba chùm sáng hẹp, song song qua thấu kính hội tụ (a) và quan thấu kính phân kì (b) I THẤU KÍNH BÀI 7 THẤU KÍNH MỎNG
Tiết diện cắt ngang của một số thấu kính hội tụ: Tiết diện cắt ngang của một số thấu kính phân kì: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính: Quang tâm O là một điểm trong thấu kính mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng. Trục chính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với bề mặt thấu kính. Tiêu điểm chính F là một điểm trên trục chính. Tia tới song song với trục chính thì tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi quan tiêu điểm chính. Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính của thấu kính fOFOF' a. Thấu kính hội tụ: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. + Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. b. Thấu kính phân kì: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: + Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. Ảnh của một vật qua thấu kính: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn chắn. Ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn. Ảnh điểm là điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng + Ảnh điểm là thật nếu chùm tia ló là chùm hội tụ. + Ảnh điểm là ảo nếu chùm tia ló là chùm phân kì. Vật điểm là điểm đồng qui của chùm tia tới hoặc đường kéo dài của chúng. + Vật điểm là thật nếu chùm tia tới là chùm phân kì. + Vật điểm là ảo nếu chùm tia tới là chùm hội tụ. Đối với thấu kính hội tụ: + Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. + Vật đặt trong khoảng tiêu cụ cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật. Đối với thấu kính phân kì: + Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. + Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. BẢNG TỔNG KẾT ĐẶC ĐIỂM ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ ST Khoảng cách từ vật đến Đặc điểm của ảnh II ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA THẤU KÍNH – CÁCH VẼ ẢNH
T thấu kính (d) Thật hay ảo? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật? Lớn hơn hay nhỏ hơn vật? 1 Vật ở rất xa thấu kính Thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật 2 d > 2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật 3 d = 2f Thật Ngược chiều Bằng vật 4 f < d < 2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật 5 d < f Ảo Cùng chiều Lớn hơn vật Cách vẽ ảnh tạo bởi thấu kính: Để vẽ ảnh của một điểm sáng S nằm ngoài trục chính (nguồn sáng rất nhỏ) qua thấu kính, ta thường xét các tia sáng sau đây: Tia sáng từ S tới quang tâm O của thấu kính thì đi thẳng. Tia sáng từ S song song với trục chính của thấu kính thì tia ló tương ứng (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm F. Giao điểm S' của chùm tia ló (hoặc đường kéo dài của chùm tia ló) tương ứng với chùm tia tới xuất phát từ S chính là ảnh của S. Ảnh của S qua thấu kính hội tụ Ảnh của S qua thấu kính phân kì