Content text Đề 38 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải)_OP0I1DxT0U.Image.Marked.pdf
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 8,2. B. 10,8. C. 9,4. D. 9,6. Câu 72: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 18,0. B. 36,0. C. 9,0. D. 16,2. Câu 73: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 100,0 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,5 mol/lít thu được 4 gam kết tủa. Thể tích khí CO2 đã dùng là A. 0,896 lít và 1,344 lít. B. 1,120 lít hoặc 0,896 lít. C. 0,896 lít hoặc 1,344 lít. D. 1,120 lít và 0,896 lít. Câu 74: Nhận xét nào dưới đây không đúng? Dung dịch NH3 là một dung dịch bazo nên nó có thể: A. Tác dụng với dung dịch axit B. Làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh C. Tác dụng với mọi dung dịch muối D. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại mà hiđroxit của kim loại đó là chất tan. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93: Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân: Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một
chiều. Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều. Cho dãy điện hóa sau: Thực hiện quá trình điện phân dung dịch AgNO3, với điện cực như hình vẽ, nguồn điện cung cấp dòng điện không đổi. Câu 91: Phản ứng xảy ra tại catot là A. Ag+ + 1e → Ag. B. Ag → Ag+ + 1e. C. 2H2O + 2e → H2 + 2OH- . D. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. Câu 92: Để phủ kín một lớp bạc dày 1,50 mm lên vật dụng như hình vẽ. Tính thời gian để quá trình điện phân xảy ra, biết tổng diện tích của vật là 40cm, khối lượng riêng của bạc D = 10,49 g/cm3 , với cường độ dòng điện không đổi I = 1,25 A. A. 12,49 giờ. B. 6,425 giờ. C. 8,326 giờ. D. 15,6125 giờ. Câu 93:
Nếu anot được làm bằng kim loại Ag thì nhận xét nào sau đây là đúng? (Coi quá trình điện phân không làm thay đổi thể tích dung dịch trong suốt quá trình điện phân) A. Quá trình xảy ra tại anot là: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. B. Khối lượng của anot không thay đổi trong suốt quá trình điện phân. C. Nồng độ dung dịch AgNO3 trong quá trình điện phân không thay đổi. D. Nếu catot làm bằng than chì thì quá trình điện phân không xảy ra. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96: Khi tổ hợp polime với chất độn thích hợp có thể thu được một vật liệu mới có tính chất của polime và của chất độn, nhưng độ bền, độ chịu nhiệt,... của vật liệu tăng lên rất nhiều so với polime thành phần. Vật liệu đó gọi là vật liệu compozit. Vật liệu compozit là vật liệu gồm polime làm nhựa nền tổ hợp với các vật liệu vô cơ và hữu cơ khác. Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền là polime và chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác. Chất độn phân tán vào chất nền nhưng chúng không hòa tan vào nhau. Trong vật liệu compozit, polime và chất độn tương hợp tốt với nhau làm tăng tính rắn, bền, chịu nhiệt của vật liệu. Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn. Câu 94: Polime nhiệt dẻo có tính chất là nào sau đây? A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. B. Bị phân huỷ khi đun nóng. C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh. Câu 95: Tính chất nào sau đây là tính chất của polime nhiệt rắn? A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. B. Bị phân huỷ khi đun nóng. C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh. Câu 96: Cặp chất nào dưới đây theo thứ tự là polime nhiệt dẻo và polime nhiệt rắn? A. Polietilen và polistiren. B. Polistiren và poli(vinyl clorua).
C. Phenol – fomanđehit và polipropilen. D. Polietilen và phenol – fomanđehit.