Content text bài 15. Một số linh kiện điện tử phổ biến.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 15. MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được kí hiệu, công dụng và thông số kĩ thuật của một số linh kiện điện tử. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về một số linh kiện điện tử phổ biến. - Năng lực giải vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi ứng dụng của linh kiện điện tử. Năng lực nhận thức công nghệ: - Vẽ được kí hiệu của một số linh kiện điện tử. - Trình bày được công dụng và thông số kĩ thuật của một số linh kiện điện tử. - Nhận biết được một số linh kiện điện tử phổ biến. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi. - Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK. - Phiếu bài tập.
- SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát, vốn hiểu biết; tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS vào bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 15.1 và cho biết: Đây là các linh kiện điện tử gì?\ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình về khuếch đại thuật toán để trả lời. - GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: - Hình (a): dạng hình các vòng dây điện cuốn quanh lõi sắt từ – cấu tạo cơ bản của cuộn cảm (L).
- Hình (b): dạng hình trụ tròn – cấu tạo cơ bản của tụ điện (C), có hai chân linh kiện dài ngắn khác nhau là tụ điện phân cực. - Hình (c): dạng linh kiện 3 chân – cấu tạo cơ bản của transistor, vai trò là khoá - điện tử. - Hình (d): dạng ống trụ, cấu tạo gồm các vạch màu – cấu tạo cơ bản của điện trở (R), vai trò cản trở dòng điện. - Hình (e): là diode phát quang (LED) nằm ở hầu hết các mạch điện chỉnh lưu trong các bộ nguồn sạc điện thoại, thiết bị điện tử trong gia đình. - Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kí hiệu, công dụng và thống số kĩ thuật của một số linh kiện điện tử – Bài 15: Một số linh kiện điện tử phổ biến. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về linh kiện thụ động a. Mục tiêu: - Trình bày được công dụng của điện trở, vẽ được kí hiệu, ý nghĩa các thông số của kĩ thuật điện trở, cuộn cảm, tụ điện. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS trình bày được công dụng, vẽ, nêu ý nghĩa thông số của một số linh kiện thụ động. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về điện trở (R) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1. Điện trở trong SGK và trả lời các I. LINH KIỆN THỤ ĐỘNG 1. Điện trở (R)
câu hỏi: 1. Em hãy cho biết chức năng của điện trở. 2. Vẽ kí hiệu của điện trở. - GV hướng dẫn HS cách vẽ và cách phân biệt các loại điện trở. Lưu ý mỗi loại điện trở có 2 kiểu kí hiệu, HS dùng kiểu nào cũng được nhưng cần thống nhất trong một mạch. - GV giới thiệu ý nghĩa các thông số kĩ thuật của điện trở, công suất định mức. - HS trả lời câu hỏi tiếp theo: 3. Một điện trở có thông số 1 000 /1 W. Em hãy giải thích ý nghĩa của các thông số đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Điện trở là linh kiện có chức năng là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử. - Kí hiệu điện trở: Thông số kĩ thuật: + Giá trị điện trở: mức độ cản trở dòng điện của điện trở, đơn vị: Ohm . + Công suất định mức là công suất tiêu hao trên điện trở khí có dòng điện chạy qua mà nó có thể làm việc được trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt, đơn vị là Oát (W). - Ví dụ: điện trở có thông số 1 000 /1 W + Giá trị điện trở là 1000 (hay 1 ), + Công suất định mức là 1 W.