PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text [LS12] - BÀI 6. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.docx

1 TÀI LIỆU ÔN THI LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI) DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK HƯỚNG TỚI KỲ THI THPTQG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)CHỦ ĐỀ 3. BÀI 6. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 (LÝ THUYẾT + TRẮC NGHIỆM + TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Bối cảnh lịch sử - Tình hình thế giới: đầu tháng 8/1945, CTTG thứ hai đã đi đến những ngày cuối cùng. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng vô điều kiện Đồng minh. - Tình hình Việt Nam: + Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. + Quân Đồng minh chưa kịp vào giải giáp quân Nhật. + Đảng, quần chúng đã sẵn sàng hành động. + Lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. → Thời cơ cách mạng đã chín muồi. Nhân cơ hội đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tổng khởi nghĩa. 2. Diễn biến chính của cách mạng tháng Tám - Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. - Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để phát động nhân dân khởi nghĩa. - Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa. - Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất. - Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. - Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền. - Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn. - Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước). - Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. - 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử MÔN: LỊCH SỬ
2 a. Nguyên nhân thắng lợi: - Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Đồng minh trong CTTG thứ hai. - Nguyên nhân chủ quan: + Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. + Quá trình chuẩn bị chu đáo cho Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm + Sự đồng lòng của toàn dân; chỉ đạo linh hoạt của các cấp bộ Đảng, Việt Minh để chớp thời cơ giành chính quyền. b. Ý nghĩa lịch sử: - Đối với dân tộc Việt Nam + Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. + Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. + Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam. - Đối với thế giới: + Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. + Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. c. Bài học kinh nghiệm: - Bài học về sự lãnh đạo của Đảng - Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc - Bài học về nắm bắt thời cơ B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Thanh Hóa. B. Quảng Nam. C. Hưng Yên. D. Cao Bằng Câu 2. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Cần Thơ. B. Hà Tiên. C. Móng Cái. D. Lai Châu. Câu 3. Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào dưới đây? A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. B. Đã phát động cao trào kháng Nhật. C. Phát lệnh Tổng khởi nghĩa cả nước. D. Thống nhất lực lượng vũ Việt Nam.
3 Câu 4. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (11 15/8/1945) đã thông qua kế hoạch nào sau đây? A. Thống nhất các lực lượng vũ trang B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. C. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. D. Giải phóng dân tộc trong năm 1945. Câu 5. Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ. B. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 6. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). C. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945) D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). Câu 8. Theo những quy định tại hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ. Câu 9. Ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á khi đã tấn công A. quân Đức ở Béc-lin. B. đạo quân Quan Đông. C. Nhật ở Đông Dương. D. tàn dư phát xít Đức. Câu 10. Trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, lực lượng thân Nhật nào sau đây tồn tại ở Việt Nam? A. Bọn Việt Quốc và Việt Cách. B. Chính phủ kháng chiến Fulro. C. Chính phủ Trần Trọng Kim. D. Nhà nước Tin Lành Đề-ga. Câu 11. Tổ chức cách mạng nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi? A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 12. Hình thức đấu tranh nào sau đây không được tiến hành trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)? A. Quân sự. B. Chính trị. C. Binh vận. D. Nghị trường.
4 Câu 13. Trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) nổ ra, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xây dựng được căn cứ địa cách mạng nào sau đây? A. Việt Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Nam Bộ. Câu 14. Cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám (1945) là A. Phong trào Đông Du. B. Phong trào Cần Vương. C. Phong trào 1930 - 1931. D. Phong trào 1936 - 1939. Câu 15. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là A. những thắng lợi của khối Đồng minh. B. sự chuẩn bị của Đảng trong 15 năm. C. tinh thần đoàn kết của nhân dân. D. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. Câu 16. Hành động thể hiện sự nhạy bén, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những chuyển biển của tình hình thế giới vào đầu tháng 8/1945 là A. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. B. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Trào. C. đã gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến. D. lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1. Câu 17. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16 - 17/8/1945) A. ý chí thống nhất đoàn kết và nguyện vọng của toàn dân. B. cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi nhanh chóng. C. chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng. D. quyết tâm phối hợp với phe Đồng minh để chống phát xít. Câu 18. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được thắng lợi trong cả nước. B. ảnh hưởng lớn và quyết định đến các địa phương trong cả nước. C. đó là các cuộc khởi nghĩa hình mẫu trong Cách mạng tháng Tám. D. đánh dấu Cách mạng tháng mang tháng Tám giàn giành được thắng lợi hoàn toàn. Câu 19. Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám được xác định trong khoảng thời gian từ khi A. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Mỹ tuyên chiến với Nhật đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 20. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn? A. Giành được chính quyền ở Hà Nội. B. Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị. C. Khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.