Content text Tuần 10 - Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số tiết 1 đã sửa.docx
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 35: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức kĩ năng: - Nhận biết cơ sở lí luận của biện pháp tính qua mô hình trực quan. - Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( hai lượt chia) - Thực hiện tính nhẩm: + Nhân, chia số tròn chục cho số cố một chữ số. + Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( mỗi lượt chia đều là phép chia hết) 2. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Dựa trên cách đặt rồi tính của bài Phép chia hết và phép chia có dư mà tìm ra cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các tình huống toán học được đưa ra trong tiết học, biết tự đặt tính rồi tính phép chia. 3. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, biết tìm kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức cũ.. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 4. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách Toán lớp 3, bảng phụ, đồ dùng dạy học…. - HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi, đàm thoại, thực hành trên bằng vật thật. Giáo viên phát mỗi nhóm 36 mặt cười, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hành chia 36 mặt cười cho 3 bạn còn lại. Học sinh thực hành trong nhóm
2 Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về cách làm này? Vậy có cách nào thực hiện nhanh hơn không? Bây giờ chúng ta sẽ học bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Giáo viên ghi tựa Học sinh trả lời dự kiến: Cách làm này cần có vật thật, mất thời gian; đôi khi không có đủ vật để thực hành. Chúng ta đặt tính rồi tính chia và khối lập phương. Học sinh lắng nghe và lặp lại. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút) 2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Hình thành cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, hỏi đáp, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm. 36 : 3 = ? Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm 4, yêu cầu học sinh thực hành trên khối lập phương. Giáo viên tổng kết rồi hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính. Giáo viên vừa nói và vừa viết trên bảng lớp. Giáo viên nêu cách tính rồi gọi học sinh lặp lại. Giáo viên hướng dẫn thử lại: 12 x 3 = 36 94 : 4 = ? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. Giáo viên giải thích ý nghĩa của các tranh. Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ và làm vào bảng con. Giáo viên nhận xét. Gọi học sinh đọc cách tính. Giáo viên hướng dẫn thử lại 23 x 4 + 2 = 94 Học sinh thảo luận và thực hành. Đại diện nhóm trình bày. Học sinh nhận xét bạn Học sinh vừa nghe vừa viết theo vào bảng con. Học sinh nêu lại các tính. Học sinh quan sát. Học sinh lắng nghe. Học sinh làm vào bảng con, 1 học sinh làm bảng lớp. Học sinh nhân xét bạn và sửa bài. 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Củng cố lại cách thực hiện phép chia, vận dụng kiến thức vào bài tập
3 b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thi đua tổ, cá nhân, đàm thoại, vấn đáp,… Thực hành Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ, đội nào làm nhanh và đúng nhiều nhất sẽ thưởng hoa điểm 10. Giáo viên nhận xét và tuyên dương. Bài 1: Tính nhẩm Giáo viên gọi học sinh đọc đề. Giáo viên hướng dẫn cách làm. Học sinh làm vào vở cá nhân. Gọi 1 học sinh lên sửa bài Lớp chia hai đội và chơi Học sinh làm trên bảng con. Học sinh đọc Học sinh lắng nghe. Học sinh làm vào vở. Học sinh nhận xét bài bạn và sửa vào vở. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại Giáo viên nhận xét tiết dạy. Chuẩn bị bài sau. Học sinh tự đánh giá tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................