PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.docx

1 CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ + Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian. + Chuyển động cơ có tính tương đối. II. CHẤT ĐIỂM – QUỸ ĐẠO CỦA CHẤT ĐIỂM a. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của vật đó. Chất điểm coi như một điểm hình học và có khối lượng của vật. b. Quỹ đạo là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động III. HỆ QUY CHIẾU 1) Cách xác định vị trí của một chất điểm: + Chọn 1 vật làm mốc O + Chọn hệ toạ độ gắn với O → Vị trí của vật là toạ độ của vật trong hệ toạ độ trên. Ví dụ : + Khi vật chuyển động trên đường thẳng, ta chọn một điểm O trên đường thẳng này làm mốc O và trục Ox trùng với đường thẳng này. + Vị trí vật tại M được xác định bằng toạ độ xOM OMx 2) Cách xác định thời điểm: + Dùng đồng hồ. + Chọn một gốc thời gian gắn với đồng hồ trên. → Thời điểm vật có toạ độ x là khoảng thời gian tính từ gốc thời gian đến khi vật có toạ độ x. Ta có: Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian IV. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN Chuyển động tịnh tiến là loại chuyển động mà các điểm của vật có quỹ đạo giống nhau, có thể chồng khít lên nhau được. V. ĐỘ DỜI 1) Vecto độ dời: + Tại thời điểm t 1 chất điểm ở tại M 1 + Tại thời điểm t 2 chất điểm ở tại M 2 Vectơ 12MM gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian Δt = t 2 – t 1 2) Độ dời trong chuyển động thẳng Trong chuyển động thẳng vectơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo. 1M 2M 12MM 1M 2M 12MM Véc tơ độ dời trong chuyển động thẳng Véc tơ đọ dời trong chuyển động cong + Trong chuyển động thẳng véc tơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo + Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo + Gọi x 1 là toạ độ của điểm M 1 ; x 2 là toạ độ của điểm M 2 → Độ dời của chất điểm chuyển động thẳng (hay giá trị đại số của vectơ độ dời 12MM→ ): 21xxx 3) Độ dời và quãng đường đi: + Độ dời có thể không trùng với quãng đường đi. + Nếu chất điểm chuyển động theo 1 chiều và lấy chiều này làm chiều (+) của trục toạ độ thì độ dời trùng với quãng đường đi được) VI/ VẬN TỐC TRUNG BÌNH − TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH
2 + Vectơ vận tốc trung bình: 12 TB MM v t  → → + Vectơ vận tốc trung hình TBv→ có phương và chiều trùng với vectơ độ dời 12MM→ . + Trong chuyển động thẳng vectơ vận tốc trung bình TBv→ có phương trùng với đường thẳng quỹ đạo. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì giá trị đại của véctơ TBv→ (gọi là vận tốc trung bình): 21 TB 21 xxx v ttt    + Tốc độ trung bình: 12n tb 12n SS...SS v ttt...t     Chú ý: + Không được tính vận tốc trung bình bằng cách lấy trung bình cộng của vận tốc trên các đoạn đuờng khác nhau. + Công thức 0vv v 2   chỉ đúng khi một vật chuyển động biến đổi đều trên một đoạn đường mà vận tốc biến đổi từ v 0 đến v. + Tốc độ trung bình khác với vận tốc trung bình. + Tốc độ trung bình đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động và bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi trong quãng đường đó. + Khi chất điểm chỉ chuyển động theo 1 chiều và ta chọn chiều này là chiều (+) thì vận tốc trung bình = tốc độ trung bình (vì lúc này độ dời trùng với quãng đường đi được). VII. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU: 00xxvtt00xxvtt OAvx M 0xs x Trong đó: • x 0 là tọa độ vật ứng với thời điểm ban đầu t 0 . • x là tọa độ vật tới thời điểm t. • Nếu chọn điều kiện ban đầu sao cho x 0 = 0 và t 0 = 0 thì phưcmg trình trên sẽ thành: x = vt. • v > 0 khi vật chuyển động cùng chiều dương. • v < 0 khi vật chuyển động ngược chiều dương. VIII. ĐỒ THỊ TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 1. Đồ thị vận tốc theo thời gian: v v O0t1t S Đồ thị là đoạn thẳng song song với trục thời gian. Chú ý: Quãng đường đi được trong khoảng thời gian t 1 – t 0 là diện tích S giới hạn bởi đường thẳng v, trục t và hai đường trong t 0 ; t 1 2. Đồ thị tọa độ theo thời gian: a) Khi v > 0. x 0 0x 0tt
3 b) Khi v < 0 t x 0x 00t c) Khi v = 0: (vật đứng yên trong khoảng thời gian từ t 1 → t 2 tại tọa độ x M ) t x 0 Mx 1t 2t Chú ý: • Nếu chọn gốc thời gian khi vật bắt đầu chuyển động thì t 0 = 0; • Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm vật bắt đầu chuyển động thì x 0 = 0; • Vật chuyển động ngược chiều dương v < 0. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị tọa độ theo thời gian có đặc điểm: • Hướng lên khi v > 0; • Hướng xuống khi v < 0; • Nằm ngang khi v = 0; • Hai đồ thị song song khi v 1 = v 2 • Hai đồ thị cắt nhau: giao điểm cho biết thời điểm và tọa độ hai vật gặp nhau. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT Câu 1. Một người được xem là chất điểm khi người đó A. chạy trên quãng đường dài 100 m. B. đứng yên. C. đi bộ trên một cây cầu dài 3 m. D. đang bước lên xe buýt có độ cao 0,75 m. Câu 2. Chọn phát biểu đúng: A. Vectơ độ dời thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. B. Vectơ độ dời có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm C. Trong chuyển động thẳng độ dời bằng độ biến thiên toạ độ. D. Độ dời có giá trị luôn dương. Câu 3. Một người ngồi trên xe đi từ TPHCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là A. xe ô tô. B. cột đèn bên đường, C. bóng đèn trên xe. D. hành khách đang ngồi trên xe. Câu 4. Tọa độ của vật chuyển động tại mỗi thời điểm phụ thuộc vào A. tốc độ của vật. B. kích thước của vật. C. quỹ đạo của vật. D. hệ trục tọa độ. Câu 5. Trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? A. Chiếc lá rơi từ cành cây. B. Xe lửa chạy trên tuyến đường Bắc − Nam. C. Viên bi sắt rơi tự do. D. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 6. Chọn phát biểu sai: A. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là đường song song với trục hoành Ot. B. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của tọa độ và của vận tốc đều là những đường thẳng. C. Đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng. D. Đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc. Câu 7. Hãy chỉ ra phát biểu sai: A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. Chuyển động đi lại của một pittông trong xylanh là chuyển động thẳng đều.
4 Câu 8. Chọn ý sai. Chuyển động thẳng đều có A. quỹ đạo là một đường thẳng. B. quãng đường vật đi được hằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau C. tốc độ trung bình trên mọi quãng đường bằng nhau. D. tốc độ tăng đều sau những quãng đường bằng nhau. Câu 9. Trong trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm? A. Viên đạn chuyển động trong không khí. B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời. C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. D. Trái Đất trong chuyển động tự quay của nó. Câu 10. Trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? A. Hòn đá được ném theo phương ngang. B. Đoàn tàu đi từ Hà Nội về Hải Phòng C. Hòn đá rơi từ độ cao 2 m. D. Tờ báo rơi tự do trong gió. Câu 11. Một người có thể coi máy bay là một chất điểm khi người đó A. ở trong máy bay. B. là phi công đang lái máy bay đó. C. đứng dưới đất nhìn máy bay đang bay trên trời. D. là tài xế lái ô tô dân dường máy bay vào chô đô. Câu 12. “Lúc 10 giờ, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 1, cách Hà Nội 10 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì? A. Vật làm mốc. B. Mốc thời gian, C. Thước đo và đồng hồ. D. Chiều chuyển động. Câu 13. Để xác định hành trình một tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây? A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại mỗi điểm C. Ngày, giờ con tàu đến mỗi điểm. D. Hướng đi của con tàu tại mỗi điểm. Câu 14. Trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 9 giờ đến 10 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 0 giờ, đến 8 giờ thì đoàn tàu đến Hải Phòng. D. Một bộ phim chiếu từ lúc 20 giờ đến 22 giờ. Câu 15. Bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam SI như sau: Ga Giờ đến Giờ rời ga Hà Nội 19 giờ 00 phút Vinh 0 giờ 34 phút 0 giờ 42 phút Huế 7 giờ 50 phút 7 giờ 58 phút Đà Nẵng 10 giờ 32 phút 10 giờ 47 phút Nha Trang 19 giờ 55 phút 20 giờ 03 phút Sài Gòn 4 giờ 00 phút Dựa vào bảng giờ trên, thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn là A. 33 giờ. B. 24 giờ. C. 10 giờ. D. 22 giờ. Câu 16. Một vật được xem là chất điểm khi vật có A. kích thước rất nhỏ so với các vật khác. B. kích thước rất nhỏ so với chiều dài đường đi của vật. C. khối lượng rất nhỏ. D. kích thước rất nhỏ so với chiều dài của vật. Câu 17. Chuyển động nào sau đây là chuyển động tịnh tiến? A. Hòn bi lăn trên mặt bàn ngang. B. Pitông lên xuống trong ống bơm xe. C. Kim đồng hồ đang chạy. D. Cánh quạt máy đang quay. Câu 18. Chuyển động thẳng đều là chuyển động A. thẳng có vận tốc không đổi cả về hướng và độ lớn. B. mà vật đi được những quãng đường bằng nhau C. có vận tốc không đổi phương. D. có quăng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc. Câu 19. Đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động là A. gia tốc. B. tốc độ. C. quãng đường đi. D. tọa độ. Câu 20. Chọn phát biểu sai. Một vật chuyển động thẳng đều có A. quãng đường vật đi được tỉ lệ với thời gian chuyển động. B. tọa độ của vật tỉ lệ thuận với vận tốc. C. quãng đường vật đi được tỉ lệ với thời gian chuyển động. D. tọa độ của vật là hàm bậc nhất theo thời gian. Câu 21. Chọn phát biêu sai: A. Vectơ độ dời là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của một chất điểm chuyển động.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.