Content text Power Vocab IELTS Writing phụ lục.pdf
1 UNIT 1: HIGHER EDUCATION Giáo dục đại học có đang làm chúng ta thất vọng? Ở nhiều nơi trên thế giới, giáo dục đại học đang không đem lại kết quả như chúng ta mong đợi. Thay vì được cung cấp những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai, học sinh đại học hầu như bị vùi đầu vào theoretical knowledge (kiến thức mang tính lý thuyết), thiếu tính thực tiễn để có thể qua được các bài kiểm tra trên trường. Mô hình học thông thường không còn phát huy tác dụng, trong khi đó các hình thức interactive learning (việc học có tương tác cao) không được phổ cập ở môi trường đại học. Thời gian dành cho extracurricular activities (hoạt động ngoại khóa) từ đó cũng bị hạn chế dần. Tuy rằng nhiều ngành nghề yêu cầu formal qualifications (bằng cấp) tốt nhưng điều đó không có nghĩa những practical skills (kỹ năng thực tế) như kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm là không cần thiết. Chỉ có kiến thức sách vở chứ không có kỹ năng mềm, học sinh không thể có career prospects (triển vọng nghề nghiệp) tốt sau khi ra trường. Knowledge-based society (xã hội đánh giá cao kiến thức – trí tuệ con người) hiện nay cần những cá nhân toàn vẹn cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Chính vì vậy, tertiary education* cần có sự cải cách lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu này của xã hội. Tertiary education ('tə:ʃəri - edju:'keiʃn) dùng để chỉ tất cả các loại hình giáo dục sau bậc trung học phổ thông, bao gồm các chứng chỉ hành nghề (certificate), bằng cử nhân đại học (bachelor’s degrees) và các bằng cấp/chứng chỉ thạc sĩ (master’s degrees) hay tiến sĩ (doctoral degrees). Tertiary education còn được gọi là “higher education” và rất hay được dùng trong các bài viết thuộc chủ đề giáo dục đại học hay gặp trong bài thi IELTS.
2 UNIT 2: TECHNOLOGY IN EDUCATION Công nghệ hiện đại đang định hướng tương lai của giáo dục Công nghệ thế kỷ 21 đang dọn đường cho sự xuất hiện của rất nhiều personalized learning models (mô hình học tập được thiết kế riêng dành cho từng cá nhân học sinh). Mỗi cá nhân học sinh tiếp thu kiến thức theo cách khác nhau, và công nghệ ngày nay cho phép giáo viên có thể điều chỉnh chương trình để adapt to each student’s skill level (thích nghi với năng lực của từng học sinh) và giúp họ có thể học tập at their own pace (tốc độ học của chính họ). Tailor-made computer programs (chương trình máy tính có thể điều chỉnh cho phù hợp với năng lực học sinh) đang dần thay thế vai trò của sách giáo khoa trong lớp học trong việc hỗ trợ học sinh học tập. Thêm vào đó, với sự bùng nổ của Internet, online learning (việc học trực tuyến) ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ tất cả mọi người. Học sinh có thể có rất nhiều sự lựa chọn cho online courses (các khóa học trực tuyến) về tất cả các chủ đề khác nhau của cuộc sống, từ những khóa học kiến thức chuyên ngành kinh tế, tài chính đến những khóa học kỹ năng mềm như kỹ năng nấu ăn hay kỹ năng thuyết trình. Đồng thời, để tham gia a virtual classroom (lớp học ảo) như vậy, người học chỉ cần có một thiết bị thông minh, điện thoại hay máy tính, kết nối với Internet và đăng ký môn học mà họ quan tâm. Chính vì những tiện ích này, rất nhiều trường đại học trên thế giới đã đầu tư vào online learning platforms (các nền tảng học trực tuyến) để sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức học phù hợp với hoàn cảnh cá nhân. Tuy rằng việc học trực tuyến có nhiều bất lợi trước mắt như: học sinh không có face-to-face interaction (tương tác trực tiếp) với thầy cô hay người tham gia học trực tuyến sẽ khó có thể nhận được peer support (sự hỗ trợ từ bạn bè), đây là bước đi đầu tiên đến với một kỷ nguyên giáo dục mới – kỷ nguyên của công nghệ giáo dục.