PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4042. Sở Nam Định (giải).pdf


Câu 10: Một nam châm được treo trên giá như hình bên, ngay dưới vị trí cân bằng O của nam châm, đặt một cuộn dây dẫn kín. Thả cho nam châm bắt đầu chuyển động từ điểm M, số lượng đường sức từ xuyên qua cuộn dây tăng dần trong giai đoạn nam châm di chuyển A. từ O đến N. B. từ O đến P. C. từ M đến O. D. từ M đến N. Câu 11: Khi nói về máy phát điện xoay chiều, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Có thể tăng điện áp hiệu dụng do máy phát sinh ra bằng cách tăng chu kì quay của roto. C. Hai bộ phận chính của máy phát điện là phần cảm và phần ứng. D. Có thể tăng điện áp hiệu dụng do máy phát sinh ra bằng cách tăng số vòng dây ở phần ứng. Câu 12: Sạc điện thoại không dây là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng A. cảm ứng điện từ. B. tích điện. C. truyền nhiệt. D. quang điện. Câu 13: Hai cốc A và cốc B trong hình bên đang ở trạng thái cân bằng nhiệt, đều chứa nước và nước đá. So với nhiệt độ của nước trong cốc B thì nhiệt độ của nước trong cốc A A. thấp hơn. B. cao hơn. C. đang tăng nhanh hơn. D. là bằng nhau. Câu 14: Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 6cos(100πt)(A), cường độ dòng điện cực đại bằng A. 6 A B. 100 A C. 3√2 A D. 6√2 A Câu 15: Trong hệ SI, đơn vị đo độ lớn cảm ứng từ là A. henry (H). B. fara (F). C. ampe (A). D. tesla (T). Câu 16: Cho năng lượng liên kết của hạt nhân 2 4He, 27 60Co lần lượt là 28,4MeV và 512,2MeV. So với hạt nhân 2 4He, thì hạt nhân 27 60Co A. bền vững hơn. B. có nhiều hơn 56 proton. C. có nhiều hơn 25 neutron. D. kém bền vững hơn. Câu 17: Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch? A. 1 1H + 1 3H → 2 4He. B. 1 2H + 1 3H → 2 4He + 0 1n. C. 1 2H + 1 2H → 2 3He + 0 1n. D. 84 210Po → 2 4He + 82 206 Pb. Câu 18: Trong sự truyền sóng điện từ, dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn A. lệch pha nhau 90∘ . B. ngược pha nhau. C. lệch pha nhau 45∘ . D. cùng pha nhau. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho 1 mol khí lí tưởng trong một xi lanh kín biến đổi trạng thái qua các quá trình như hình bên. Cho hằng số khí lí tưởng R = 0,082 dm3 .atm mol.K . a) Trạng thái (1) có áp suất là 20,5 atm. b) Quá trình biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đắng áp. c) Quá trình biến đổi từ trạng thái (3) sang trạng thái (1) thể tích giảm. d) Trạng thái (3) có nhiệt độ là 900 K.
Câu 2: Trên mặt phẳng nghiêng góc 30∘ so với mặt ngang, có hai dây dẫn thẳng, song song, điện trở không đáng kể, nằm cố định dọc theo đường dốc chính của mặt nghiêng (coi hai dây dẫn như hai thanh ray); toàn bộ hệ thống trên được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ có độ lớn B = 0,5 T, hướng thẳng đứng từ dưới lên (hình bên). Đầu trên A, B của hai dây được nối với điện trở R = 0,4Ω; phía dưới có thanh dẫn MN có khối lượng bằng 50 g, MN = 20 cm thanh có thể trượt không ma sát trên hai dây sao cho MN luôn vuông góc với hai dây. Ban đầu giữ cố định thanh MN, sau đó thả cho thanh tự trượt xuống. a) Khi thanh chuyển động, trong khung dây ABMN xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ. b) Dòng điện cảm ứng qua điện trở R có chiều từ A đến B. c) Ban đầu thanh chuyển động nhanh dần đều sau đó chuyển động thẳng đều với tốc độ không đổi. d) Khi thanh đạt trạng thái chuyển động đều, công suất tỏa nhiệt trên điện trở R bằng 2,5 W. Câu 3: Đổ 500 g nước ở 20∘C vào nhiệt lượng kế chứa 200 g nước đá ở nhiệt độ −5 ∘C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2100 J/(kg. K) nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg. K) nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 300 kJ/kg. a) Trong thang nhiệt độ Kelvin thì nhiệt độ ban đầu của nước là 373 K. b) Quá trình nước đá tan dần trong cốc gọi là quá trình nóng chảy. c) Nhiệt lượng mà 500 g nước đã truyền để giảm từ 20∘C đến 0 ∘C là 42000 J. d) Nếu chỉ xét sự trao đổi nhiệt giữa nước và nước đá thì lượng nước đá còn lại trong nhiệt lượng kế khi cân bằng nhiệt là 133 g. Câu 4: Dùng hạt neutron chậm bắn vào hạt nhân 92 235U gây ra phản ứng 92 235U + 0 1n → 60 143Nd + 40 90La + k0 1n + 8 −1 0 e. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng bằng 200 MeV. a) Phản ứng trên là phản ứng phân hạch. b) Ở phản ứng trên, tổng số proton được bảo toàn. c) Trong phản ứng trên giá trị k = 3. d) Một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị các lò phản úng hạt nhân có tổng công suất phát điện bằng 120 MW. Cho khối lượng của 1 mol nguyên tử 92 235U bằng 235 g. Nếu các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sử dụng nhiên liệu 92 235U với cơ chế phản ứng như trên, hiệu suất chuyển đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng bằng 30% thì khối lượng 92 235U cần dùng để tàu hoạt động với công suất điện 120 MW trong 24 giờ liên tục bằng 360 g. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho khối lượng các hạt neutron, proton và hạt nhân Iodine lần lượt là mn = 1,0087amu, mp = 1,0073amu, mI = 126,9004amu, lấy 1amu. c 2 = 931,5MeV. Xác định năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 53 127I (Iodine) theo đơn vị MeV/nucleon (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Câu 2: Bảng bên dưới ghi lại sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn kết tinh được làm nguội từ trạng thái lỏng. Thời gian (phút) 0 5 10 15 20 25 30 Nhiệt độ ( ∘C) 100 80 70 70 70 67 61 Chất lỏng đông đặc ở nhiệt độ bao nhiêu ∘C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.