Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Địa Lí - Đề 1 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THAM KHẢO 2025 THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC ĐỀ SỐ 1 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc. Câu 2. Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là A. đồng bằng. B. miền núi. C. ô trũng. D. ven biển. Câu 3. Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta? A. Dồi dào, tăng nhanh. B. Trình độ cao chiếm ưu thế. C. Phân bố không đều. D. Thiếu tác phong công nghiệp. Câu 5. Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là từ A. phụ phẩm thủy sản. B. công nghiệp chế biến. C. sản xuất thực phẩm. D. sản xuất lương thực. Câu 6. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ Câu 7. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành GTVT nước ta hiện nay? A. Chỉ phát triển ngành đường bộ. B. Đường sắt phân bố rộng khắp. C. Có đủ các loại hình vận tải. D. Chưa có vận tải hàng không. Câu 8. Vùng Duyên hải Trung Bộ có sản phẩm du lịch đặc trưng nào sau đây? A. Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản. B. Du lịch tham quan hệ sinh thái cao nguyên. C. Du lịch vùng biên giới gắn với các cửa khẩu. D. Du lịch sinh thái, văn hoá sông nước miệt vườn. Câu 9. Tình nào sau đây ở vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ vừa giáp Lào vừa giáp Trung Quốc? A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn. Câu 10. Vùng Đồng bằng sông Hồng có những huyện đảo nào sau đây? A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Vân Đồn. B. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Vân Đồn. C. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Vân Đồn. D. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn.. Câu 11. Thuận lợi chủ yếu của Duyên hải Nam trung Bộ trong nuôi trồng thuỷ sản là A. có các ngư trường trọng điểm. B. có nhiều vịnh biển, đầm phá. C. tỉnh nào cũng có bãi cá, bãi tôm. D. diện tích rừng ngập mặn lớn. Câu 12. Khó khăn tự nhiên nào sau đây là chủ yếu ở Đông Nam Bộ? A. Ít loại khoáng sản. B. Địa hình trũng thấp. C. Mùa khô thiếu nước. D. Bảo, sạt lở bờ biển. Câu 13. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn. B. lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.
C. có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc lớn. D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy. Câu 14. Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VỤ MÙA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2020. (Nguồn: gso.gov.vn) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Lúa đông xuân chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. B. Lúa mùa tăng, lúa hè thu giảm. C. Lúa mùa giảm, lúa đông xuân giảm. D. Lúa mùa giảm, lúa đông xuân tăng. Câu 15. Hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay A. có thị trường chủ yếu là ở châu Phi. B. bạn hàng ngày càng đa dạng hơn. C. rất ít thành phần kinh tế tham gia. D. các mặt hàng chủ đạo là máy móc. Câu 16. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là cơ sở cho việc hình thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ? A. Địa hình phân hoá từ tây sang đông. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. C. Có nhiều nhóm đất và loại đất khác nhau. D.Giáp vùng biển rộng, giàu tiềm năng. Câu 17. Thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo ra thuận lợi nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế nước ta? A. Tạo cơ sở cho sự đa dạng hóa các sản phẩm đặc trưng. B. Tính nhịp điệu mùa khí hậu tạo tính nhịp điệu sản xuất. C. Hiệu quả cao trong phát triển du lịch sinh thái. D. Địa hình núi và sông ngòi nhiều thuận lợi cho giao thông. Câu 18. Biện pháp nào sau đây không hợp lý trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long? A. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đảm bảo công tác thủy lợi. B. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi cơ cấu mùa vụ. C. Tăng cường trồng cây công nghiệp, kết hợp với chế biến. D. Khai phá triệt để rừng ngập mặn để nuôi tôm xuất khẩu. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới. a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn và khô hanh do vị trí và ảnh hưởng các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc. c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông bắc kết hợp với độ cao địa hình. d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới. Câu 2. Cho thông tin sau: Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống con người, ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng. a) Cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta ngày càng đa dạng. b) Ngành dịch vụ góp phần giúp cho nước ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. c) Tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ số là nguyên nhân làm thay đổi cách thức hoạt động của các ngành dịch vụ. d) Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất chủ yếu do đây là hai thành phố đông dân nhất. Câu 3. Cho thông tin sau: Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, địa hình thấp, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Vùng có ba loại đất chính: Đất phù sa sông có diện tích khoảng hơn 1 triệu ha, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu, là loại đất tốt, màu mỡ, thích hợp trồng lúa và các loại cây trồng khác. Đất phèn có hơn 1,6 triệu ha, đất mặn có gần 1 triệu ha. a) Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất mặn. b) Diện tích đất phèn, đất mặn lớn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. c) Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành trồng trọt, giải pháp quan trọng nhất là cải tạo đất cho Đồng bằng sông Cửu Long. d) Giải pháp quan trọng nhất để cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long là sử dụng các loại phân bón thích hợp, bổ sung dinh dưỡng cho đất. Câu 4: Cho biểu đồ sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA BRU-NÂY VÀ CAM-PU-CHIA NĂM 2015 VÀ 2020 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2021, https://www.aseanstats.org) a) Tổng sản phẩm trong nước của Bru-nây luôn cao hơn Cam-pu-chia. b) Tổng sản phẩm trong nước của Cam-pu-chia 2015 cao hơn Bru-nây 0,8 tỷ USD. c) Tổng sản phẩm trong nước của Cam-pu-chia tăng, Bru-nây giảm. d) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Bru-nây là 93,8 % và Cam-pu-chia là 219 %. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho bảng số liệu: