Content text Lớp 10. Đề giữa kì 1 (Đề số 8).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không phải là ứng dụng của hóa hoc? A. Tạo ra vật liệu xây dựng. B. Thiết kế công trình xây dựng. C. Nghiên cứu thuốc chữa bệnh. D. Nghiên cứu phân bón cho cây trồng. Câu 2. Trong nguyên tử, loại hạt nào sau đây mang điện tích âm và có khối lượng xấp xỉ 0,00055 amu? A. Proton. B. Neutron. C. Electron. D. Proton và neutron. Câu 3. Biết rằng tổng số hạt proton, neutron, electron của một nguyên tử X là 20. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử A là A. 12 25A . B. 25 12A . C. 12 24A . D. 24 12A . Câu 5. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron. Câu 6. Hình dạng của orbital p là A. hình bầu dục. B. hình cầu. C. hình tròn. D. hình số 8 nổi. Câu 7. Số lượng nguyên tố thuộc chu kì 2 và 4 của bảng tuần hoàn là A. 8 và 16. B. 8 và 16. C. 8 và 18. D. 10 và 18. Câu 8. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron? A. Có sự định hướng không gian. B. Có cùng mức năng lượng. C. Khác nhau về mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp. Câu 9. Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen. B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 12 mol nguyên tử carbon. C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen. D. 1 mol X có khối lượng bằng 1 2 khối lượng 1 mol carbon. Câu 10. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng A. số neutron. B. số khối. C. số proton. D. khối lượng nguyên tử. Câu 11. Trong nguyên tử chlorine (Z = 17), số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 7. B. 5. C. 9. D. 2 Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhóm A gồm các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm. B. Nguyên tố có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 là nguyên tố p. C. Trong nguyên tử, electron hóa trị là những electron ở lớp ngoài cùng. D. Nhóm là tập hợp những nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 13. Cho các cấu hình electron sau: Mã đề thi: 888
(1) 1s 2 2s 2 2p 3 . (2) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . (3) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . (4) 1s 2 2s 2 2p 6 . (5) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 (6) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 14. Hình dưới đây mô tả bảng tuần hoàn mô phỏng: Cho biết hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là gì? A. Chu kỳ. B. Kim loại kiềm. C. Ô nguyên tố. D. Nhóm nguyên tố. Câu 15. Nhận xét nào đúng về sự sắp xếp electron trên các orbital của nguyên tử dưới đây? A. Cả hai mũi tên trong ô 2p phải hướng lên trên. B. Sự sắp xếp các electron trên các orbital của nguyên tử trên là hoàn toàn chính xác. C. Trong orbital 2p chỉ nên có 1 electron trong ô 2p đầu tiên và một electron trong ô 2p thứ hai. D. Cả hai mũi tên trong ô 1s phải hướng xuống dưới. Câu 16. Nguyên tử Y có cấu hình electron [Ar] 3d 10 4s 1 . Nguyên tố Y thuộc A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 4, nhóm IB. C. chu kì 4, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây là sự khác nhau giữa mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử? A. Quỹ đạo chuyển động của electron. B. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân. C. Electron tạo thành lớp vỏ nguyên tử. D. Electron mang điện tích âm. Câu 18. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s 2 3p 5 . Y là nguyên tố đứng kế tiếp nguyên tố X trong cùng một chu kì (Z Y > Z X ). Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. X thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. B. X và Y đều là những nguyên tố phi kim. C. Y thuộc nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn. D. Các electron trên các phân lớp của nguyên tử Y đã bão hòa. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Trong nguyên tử, khối lượng tập trung chủ yếu ở hạt nhân. b. Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. c. Trong nguyên tử, phần không gian rỗng chiếm chủ yếu. d. Trong thí nghiệm của Thomson, hạt tạo nên tia âm cực là hạt proton. Câu 2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 lớp electron và có 3 electron ở phân lớp ngoài cùng a. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 3 electron. b. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton. c. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.