Content text BÀI 20 - KHTN7 - CTSTxST.docx
BÀI 20: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT - SỬ DỤNG LA BÀN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: (TH) Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó. C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó. D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất. Câu 2: (NB) Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều như thế nào? A. Đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. B. Đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu. C. Đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu. D. Đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu. Câu 3: (NB) Từ trường Trái Đất mạnh ở đâu? A. hai cực của Trái Đất. B. đường xích đạo của Trái Đất. C. cực Bắc của Trái Đất. D. cực Nam của Trái Đất. Câu 4: (NB) La bàn là dụng cụ dùng để làm gì? A. xác định phương hướng. B. xác định nhiệt độ. C. xác định vận tốc. D. xác định lực. Câu 5: (NB) La bàn gồm các bộ phận nào? A. kính bảo vệ, mặt số. B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số. C. kim nam châm, kính bảo vệ. D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ. Câu 6: (NB) Từ trường Trái Đất yếu nhất ở đâu? A. Hai cực của Trái Đất. B. Đường xích đạo của Trái Đất. C. Cực Bắc của Trái Đất.
D. Cực Nam của Trái Đất. Câu 7: (NB) Công cụ nào sau đây được sử dụng để xác định phương hướng ngoài thực địa? A. La bàn. B. Khí áp kế. C. Địa chấn kế. D. Nhiệt kế. Câu 8: (TH) La bàn không có đặc điểm nào sau đây? A. Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính. B. Đầu kim bắc và kim nam có màu khác nhau. C. Vòng đo độ có bốn hướng: Bắc, Nam, Tây, Đông. D. Trên vòng đo độ hướng Bắc 180 0 , hướng Tây 0 0 . Câu 9: (TH) Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Bắc chỉ A. 90 0 . B. 270 0 . C. 360 0 . D. 180 0 . Câu 10: (TH) Cách sử dụng la bàn đúng nhất là: A. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm thẳng. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm. B. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm. C. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm thẳng. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Nam của kim nam châm. D. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Nam của kim nam châm. II. TỰ LUẬN Câu 1: ( NB) Hãy chỉ ra các bộ phận của la bàn trong hình dưới đây TL:
Câu 2: ( NB) Em hãy nêu các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng. TL – Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn. Các cực này thường có kí hiệu hoặc màu khác nhau để phân biệt. – Chọn một đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí (cửa lớp học, cổng trường, …) – Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm. – Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn. Câu 3: ( TH) Dựa vào các tư liệu tham khảo trên mạng internet, em hãy nêu một giả thuyết của các nhà khoa học giải thích vì sao chim bồ câu có thể định hướng bay trở về chỗ ban đầu mà không bị lạc. TL: Chim bồ câu định hướng nhờ khả năng cảm ứng của nó với từ trường của Trái Đất. Câu 4: (TH) Vì sao trong lúc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ta không để la bàn nằm gần các la bàn khác? TL Các kim la bàn có từ tính nên chúng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khiến việc xác định phương hướng kém chính xác. Câu 5( VD): Một bạn ngồi cạnh loa ti vi trong lúc tìm phương hướng bằng la bàn. Em có lời khuyên nào đối với bạn này? TL: Em cần đề nghị bạn ấy đi ra xa loa, vì loa có nam châm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của kim la bàn.