Content text 02. 2024-2025 HSG 11 - Olympic Đaklak- File đề.doc
Trang 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ THI CHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU (Đề thi gồm có 04 trang) KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 10-3 LẦN THỨ VIII - NĂM 2025 Môn thi: Hóa - Khối: 11 Ngày thi: 01/3/2025 Thời gian làm bài: 180 phút (Không tính thời gian phát đề) Thí sinh làm mỗi câu trên một tờ giấy thi riêng và ghi rõ câu số .... ở trang đầu tiên của tờ giấy thi. Câu 1 (4,0 điểm) 1.1. Mỗi phân tử XY 2 có tổng các hạt proton, neutron và electron bằng 178. Trong phân tử XY 2 , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 và số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. a) Xác định tên các nguyên tố X, Y và công thức XY 2 . b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn và 4 số lượng tử của electron cuối cùng được điền vào (biết m l nhận giá trị từ -l đến +l). 1.2. Máu trong cơ thể người có màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận chuyển oxygen chứa iron). Máu của một số động vật nhuyễn thể không có màu đỏ mà có màu khác vì chứa một kim loại khác (X). Tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) lập phương tâm diện của tinh thể X, có cạnh bằng 3,62.10 -8 cm. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 8920 kg/m 3 . Tính phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử và xác định nguyên tố X. 1.3. Cho phản ứng tạo “khí than ướt”: (g)2(g)2(g)2(g)CO+HOCO+H a) Tính 0ΔG của phản ứng ở 1000 K. Biết rằng 0 1000KΔH = 35040 J.mol -1 , 0 1000KΔS = 32,11 J.mol -1 .K -1 . b) Tính hằng số cân bằng K C , K P của phản ứng ở 1000 K. c) Một hỗn hợp khí chứa 35% thể tích khí H 2 , 45% thể tích khí CO và 20% thể tích hơi nước được nung tới 1000 K. Tính thành phần phần trăm về thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng. 1.4. Cho phản ứng pha khí: N 2 O 5 (k) → 2NO 2 (k) + O 2 (k) . Thực nghiệm chứng tỏ rằng biểu thức định luật tốc độ của phản ứng trên có dạng: v = k[N 2 O 5 ] với hằng số tốc độ k = 3,46.10 -5 s -1 ở 25 o C. Giả sử phản ứng diễn ra trong bình kín ở 25 o C, lúc đầu trong bình chỉ chứa N 2 O 5 với áp suất 25NOp=0,100atm a) Tính tốc độ ban đầu của phản ứng. b) Thời gian cần thiết để áp suất tổng cộng trong bình phản ứng bằng 0,175 atm ở nhiệt độ không đổi (25 o C) là bao nhiêu giây? Câu 2 (4,0 điểm) 2.1. Cho cân bằng HCOOH ⇌ H + + HCOO - Hòa tan 9,2 gam HCOOH vào trong nước pha loãng thành 500 mL (dung dịch A). a) Tính độ điện li của acid HCOOH trong dung dịch A, biết pH A =2. b) Tính hằng số phân li (K a ) của acid HCOOH. c) Cần pha thêm bao nhiêu mL dung dịch HCl có pH = 1 vào 100,00 mL dung dịch A để độ điện li giảm 20%? 2.2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron a) FeSO 4 + KMnO 4 + KHSO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O b) Fe x O y + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + H 2 O c) Cr 2 S 3 + Mn(NO 3 ) 2 + K 2 CO 3 → K 2 CrO 4 + K 2 SO 4 + K 2 MnO 4 + NO + CO 2 d) Al + HNO 3 loãng Al(NO 3 ) 3 + NO + N 2 O + H 2 O (tỉ lệ mol của NO và N 2 O tương ứng là 3:1) 2.3. Cho pin điện hóa được viết với 2 điện cực: Sn Sn 2+ (0,35 M) và Pb Pb 2+ (0,001M). Biết V140,0E0 Sn/Sn2 ; V1265,0E0 Pb/Pb2
Trang 2/4 a) Viết sơ đồ pin b) Viết phản ứng xảy ra ở điện cực và phương trình phản ứng khi pin hoạt động. c) Tính sức điện động của pin ở 25 o C. d) Thêm Na 2 S rắn vào dung dịch điện cực Pb của pin đến khi nồng độ Na 2 S bằng 0,002 M. Tính E của pin thu được. Biết PbS có tích số tan K S = 10 -26 . Câu 3 (4,0 điểm) 3.1. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid. Nó là chất phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,... Theo chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2023/BTNMT) thì nồng độ tối đa cho phép của SO₂ ở điều kiện chuẩn là 350 µg/m³ (biết 1 µg = 10⁻⁶ gam). Một nhà máy nhiệt điện một ngày đốt 500 tấn than chứa 0,48 % khối lượng sulfur, phần còn lại là không khí khô (không chứa chất cần sulfur) trong 1 ngày. a) Tính khối lượng SO₂ mà nhà máy trên phát thải vào không khí trong 1 ngày. b) Khi phân tích 100 lít không khí ở nhà máy trên, người ta thu được lượng SO 2 là 0,032 mg. Hỏi không khí ở khu vực trên có bị ô nhiễm không? Giải thích. c) Khi SO₂ tác dụng với O₂ có trong không khí và gặp nước mưa chuyển hóa thành sulfuric acid. Biết rằng trong một tháng (30 ngày) có 1,5% lượng SO₂ chuyển hóa thành sulfuric acid có nồng độ 1,2·10⁻⁵ M trong nước mưa. Tính thể tích nước mưa đã bị nhiễm sulfuric acid. 3.2. Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen các nguyên tố nhóm VA (NH 3 , PH 3 , AsH 3 , SbH 3 ), VIA (H 2 O, H 2 S, H 2 Se, H 2 Te), VIIA (HF, HCl, HBr, HI) được biểu diễn trên đồ thị sau: Khối lượng phân tử 130803520 a) Dựa vào đồ thị, giải thích vì sao hợp chất với hydrogen của các nguyên tố đầu tiên trong mỗi nhóm có nhiệt sôi cao bất thường so với hợp chất hydrogen của các nguyên tố còn lại? b) Tại sao hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm có nhiệt độ sôi tăng dần? c) Hãy so sánh năng lượng liên kết trong các hợp chất trong mỗi nhóm nguyên tố trên và giải thích. 3.3. A là một hợp chất của nitrogen và hydrogen với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxide của nitrogen, chứa 36,36% oxygen về khối lượng. a) Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng: (1) A + NaClO → X + NaCl + H 2 O (2) X + HNO 2 → D + H 2 O (3) D + NaOH → E + H 2 O (4) G + B → E + H 2 O b) Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó. c) D có thể hòa tan Cu tương tự HNO 3 . Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương trình của các phản ứng tương ứng. Câu 4 (4,0 điểm) 4.1.
Trang 3/4 CH3NH2COOH (1)(2)(3)(4) a) So sánh nhiệt độ sôi của các chất (1), (2), (3), (4). b) So sánh khả năng tham gia phản ứng thế với Br 2 ở vòng benzene của (1), (2), (3), (4). 4.2. X là hợp chất hữu cơ có trong bơ, phomat … với mùi hơi khó chịu. Nó được sử dụng làm nguyên liệu để tổng hợp ester. Phân tích X (chứa C, H, O) thu được phần trăm khối lượng của C và O lần lượt là: %C = 54,54%; %O = 36,37%. Phổ khối lượng của X như sau: Để xác định nhóm chức của X, người ta tiến hành phân tích và cho kết quả phổ IR như sau: Bảng đối chiếu tín hiệu phổ hồng ngoại của các nhóm chức: Loại hợp chất Liên kết Số sóng (cm -1 ) Alcohol O-H 3600 - 3300 Aldehyde C=O 1740 - 1720 C-H 2900 - 2700 Carboxylic acid C=O 1725 - 1700 O-H 3300 - 2500 Ester C=O 1750 - 1735 C-O 1300 - 1000 Ketone C=O 1725 - 1700 Amine N-H 3500 - 3300 a) Xác định công thức phân tử của X? b) Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch không phân nhánh. Viết công thức cấu tạo của X? 4.3. Alkene (A) có công thức phân tử C 6 H 12 có đồng phân hình học, tác dụng với Br 2 cho hợp chất dibromo (B). Cho B tác dụng với KOH trong alcohol đun nóng thu được diene (C) và một alkyne (C’). Chất (C) bị oxi hóa bởi KMnO 4 đậm đặc và nóng cho acetic acid và CO 2 . Hãy xác định cấu tạo của (A), viết sơ đồ các chuyển hóa trên. Câu 5 (4,0 điểm)