Content text ĐỀ 1 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong các biển báo sau, biển báo nào cảnh báo nơi nguy hiểm về điện? A . B . C. D . Câu 2: Trong thí nghiệm để thực hành tính sai số của chiều dài chiếc bút chì như hình bên. Biết sai số dụng cụ lấy bằng một nửa ĐCNN trên dụng cụ đo, kết quả thu được là A. 6,10,1(cm)ℓ B. 6,20,1(cm)ℓ C. 6,20,05(cm)ℓ D. 6,10,05(cm)ℓ cm 012345678910 Câu 3: Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm dùng để xác định gia tốc rơi tự do trong hình vẽ bên theo các gợi ý sau: a – Viên bi thép b – Cổng quang điện c – Nam châm điện d – Giá có gắn thước chia chiều dài e – Đồng hồ đo thời gian f – Công tắc điều khiển ( 5 ) ( 4 ) (1) ( 2 ) ( 3 ) ( 6 ) A. (1) – c; (2) – a; (3) – e; (4) – d; (5) – b; (6) - f B. (1) – c; (2) – e; (3) – a; (4) – d; (5) – b; (6) - f C. (1) – c; (2) – a; (3) – b; (4) – d; (5) – e; (6) - f D. (1) – a; (2) – c; (3) – e; (4) – d; (5) – b; (6) - f Sử dụng các thông tin sau cho câu 4 và câu 5: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng (chỉ theo một chiều). Lúc đầu, người đó chạy với tốc độ trung bình là 5 m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó, người ấy chạy đều với tốc độ trung bình là 4 m/s trong thời gian 2 phút. Câu 4: Hỏi người ấy chạy được quãng đường bằng bao nhiêu? A. 1920 m B. 1200 m C. 720 m D. 1680 m Câu 5: Tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? A. 16,8 km/h B. 16,5 km/h C. 17,9 km/h D. 12 km/h Câu 6: Trong thí nghiệm ống Newton để khảo sát sự rơi tự do như hình bên, nhận định nào sau đây là sai? A. Trong không khí các vật có thể rơi nhanh, chậm khác nhau. B. Sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật. C. Lực cản càng lớn so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại. Mã đề thi: 1
D. Trong ống không có không khí thì các vật sẽ rơi nhanh như nhau. a) Trong ống có không khí b) Trong ống không có không khí Câu 7: Đặc điểm nào sau đây cho biết vật chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Gia tốc không đổi. B. Tốc độ không đổi. C. Vận tốc không đổi. D. Gia tốc tăng đều. Câu 8: Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay của vật là A. h v 2g B. 2h v. g C. h v. 2g D. 2h v g Câu 9: Một đoàn tàu cao tốc đang chạy thẳng đều thì người lái tàu giảm vận tốc của tàu đến khi dừng hẳn được biểu điễn như đồ thị bên. Quãng đường tàu đi được trong 100 giây là A. 6400 m. B. 9000 m. C. 9000 km. D. 6400 km. t(s) 500 100 v(m/s) O Câu 10: Theo định luật 1 Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào hoặc hợp lực tác dụng vào nó bằng 0. Câu 11: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều trên đoạn đường nằm ngang, nếu ta tắt máy, xe vẫn tự di chuyển thêm 1 đoạn đường nữa rồi mới dừng lại. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường Câu 12: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai? A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật. B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành. C. Độ lớn của lực tổng hợp luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần tác dụng lên vật. D. Tổng hợp lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng tương đương các lực thành phần. Câu 13: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây. C. hợp với lực căng dây một góc 90 0 . D. bằng không. Câu 14: Một khối 10 kg được treo bằng hai sợi dây. Mỗi sợi dây tạo một góc 30 0 so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ lớn của lực căng dây trong mỗi sợi dây gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 70 N. B. 90 N. C. 100 N. D. 60 N. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai? Khi một vật trượt trên một mặt phẳng, độ lớn của lực ma sát trượt A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đó. B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. C. tỉ lệ với độ lớn áp lực của vật lên mặt phẳng đó. D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 16: Một vật khối lượng m = 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2 N có phương nằm ngang. Cho g = 10 m/s 2 . Quãng đường vật đi được sau 1 s là F
A. 0,5 m. B. 0,75 m. C. 1,0 m. D. 1,15 m. Câu 17: Hai lực có độ lớn 5 N và 4 N cùng tác dụng vào một chất điểm. Độ lớn của hợp lực không thể nhận giá trị nào sau đây? A. 12 N. B. 9 N. C. 5 N. D. 1 N. Câu 18: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 20 N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 20 N? A. 90 0 . B. 0 0 . C. 60 0 . D. 120 0 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Trong một phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một bạn học sinh thực hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do như hình bên (gồm các thiết bị: viên bi thép, cổng quang điện, nam châm điện, giá có gắn thước chia chiều dài, đồng hồ đo thời gian, công tắc điều khiển). Quãng đường (m) Lần đo thời gian (s) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 0,4 0,285 0,284 0,285 0,286 0,285 0,8 0,404 0,402 0,406 0,406 0,402 1,2 0,494 0,494 0,495 0,493 0,494 Phát biểu Đún g Sai a) Các bước thực hành thí nghiệm là Reset đồng hồ đo, gắn viên bi thép vào nam châm điện, điều chỉnh cổng quang điện đến vị trí xác định, ghi lại khoảng cách từ vị trí đó đến viên bi thép, ấn công tắc điều khiển và ghi lại kết quả trên đồng hồ, lặp lại các thao tác. b) Đồ thị mô tả mối quan hệ giữa quãng đường và bình phương thời gian rơi là đường thẳng hướng lên đi qua gốc tọa độ. c) Kết quả tính được theo bảng số liệu khi chọn quãng đường 0,8 m xấp xỉ g = 9,803 ± 0,097 m/s 2 d) Kết quả tính được theo thí nghiệm có thể coi là giá trị gần đúng với gia tốc rơi tự do tại Hà Nội Câu 2: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm để tìm thể tích của một vật dựa trên lực đẩy Archimedes như hình bên. Lấy khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 , g = 10 m/s 2 . Chọn tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Số chỉ của lực kế khi để ngoài không khí chính là trọng lượng của vật. b) Nhóm học sinh rút ra được từ thí nghiệm là độ lớn của lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. c) Khi nằm cân bằng trong nước thì trọng lượng của vật bằng lực đẩy Archimedes d) Thể tích của vật là 100 cm 3 . Câu 3: Cho hệ thống như hình vẽ, biết vật m₁ = 1 kg; m₂ = 3 kg, hệ số ma 2m 1m
sát trượt giữa m₂ và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s 2 . Dây không giãn, khối lượng dây và ròng rọc không đáng kể. Phát biểu Đún g Sai a) Vật m 1 đi xuống và m 2 trượt trên mặt phẳng ngang. b) Độ lớn lực căng dây là 10 N. c) Sau 0,5 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động thì vật m2 đi được quãng đường 12,5 cm d) Lực nén lên trục ròng rọc là 9 N. Câu 4: Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 300 so với phương ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 3/6 . Lấy g = 10 m/s 2 . Xét tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực ma sát b) Khi không có ma sát, gia tốc của vật bằng gia tốc trọng trường c) Khi có ma sát, gia tốc của vật là 5 m/s 2 . d) Khi có ma sát, vật trượt được quãng đường 1,25 m trong giây đầu tiên PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho câu 1 và câu 2: Một vật có khối lượng 30 kg trượt xuống nhanh dần đều trên một con dốc dài 25 m, vận tốc tại đỉnh dốc bằng 0 m/s. Biết lực cản có độ lớn 90 N và góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng ngang là 30 0 . Lấy g = 10 m/s 2 . Câu 1: Tính thời gian vật trượt hết dốc. Đáp án Câu 2: Sau khi rời khỏi mặt dốc, vật tiếp tục trượt trên mặt ngang với lực cản không đổi như trên. Quãng đường vật đi được trên mặt ngang này đến khi vật dừng lại là bao nhiêu mét? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Đáp án Câu 3: Một vật có khối lượng 567 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm 3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 . Lấy g = 10 m/s 2 . Đáp án Câu 4: Các giọt mưa rơi từ mái nhà cao 11,25 m, cách nhau những khoảng thời gian bằng nhau. Giọt thứ nhất rơi đến đất thì giọt thứ tư bắt đầu rơi. Khi đó, giọt thứ hai cách giọt thứ ba một đoạn bằng bao nhiêu mét? Chọn chiều dương là chiều giọt mưa rơi. Lấy g = 10 m/s 2 . Đáp án Sử dụng các thông tin sau cho câu 5 và câu 6: Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m₁ = 200 g, vật B có khối lượng m₂ = 120 g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Biết hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,4. Tác dụng vào B một lực kéo F = 1,5 N theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2 . AB F Câu 5: Tính gia tốc chuyển động của hệ. (đơn vị m/s2, kết quả làm tròn đến số thập phân thứ hai) Câu 6: Tính độ lớn lực căng dây nối hai vật A và B. (đơn vị N, kết quả làm tròn đến số thập phân thứ hai)