Content text .Bài 5 .docx
BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI I. MỤC TIÊU Học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Một số yếu tố của hài kịch: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng… - Chủ đề, thông điệp văn bản, một số căn cứ để xác định chủ đề - Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ. - Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, nêu rõ ý kiến và các luận điểm sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục. 2. Năng lực 2.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng… - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp văn bản, một số căn cứ để xác định chủ đề. - Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học, biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ. - Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội, nêu rõ ý kiến và các luận điểm sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục. 2.2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất - Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có vẻ thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Máy chiếu, máy tính - Giấy A0 hoặc bảng phụ - Phiếu học tập. 2. Học liệu - Tri thức ngữ văn - Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC PHẦN TRI THỨC ĐỌC HIỂU HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Giúp HS - Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học - Hệ thống tri thức đọc hiểu của chủ đề b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Giao nhiệm vụ học tập - Em có thích xem hài kịch không? - Cảm xúc của em khi xem hài kịch? B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và hoạt động cá nhân GV theo dõi, quan sát HS B3: Báo cáo/ Thảo luận - HS được trả lời cá nhân theo tinh thần tự chủ động B4: Kết luận/ nhận định - GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học - Tùy cảm nhận, chia sẻ của HS HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: - Hệ thống tri thức đọc hiểu về đặc trưng của thể loại hài kịch b. Nội dung: GV giao phiếu học tập trước buổi học, lên lớp gọi HS bất kì lên báo cáo sản phẩm theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giao PHT số 1 “Phiếu tìm hiểu về hài kịch, căn cứ xác định chủ đề trong văn bản” (hồ sơ dạy học) trước buổi học, lên lớp gọi Tri thức đọc hiểu 1. Khái niệm hài kịch - Hài kịch là thể loại dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
HS bất kì lên báo cáo sản phẩm theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân ở nhà B3: Báo cáo Thảo luận - HS báo cáo sản phẩm => HS khác bổ sung B4: Kết luận nhận định - GV nhận xét chốt đáp án và tri thức thể loại 2. Đặc điểm của hài kịch - Nhân vật của hài kịch: là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho thói hư, tật xấu hay sự thấp kém. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày phê phán cái xấu. - Hành động trong hài kịch: là toàn bộ hành động của các nhân vật (lời thoại, điệu bộ, cử chỉ) tạo nên nội dung của tác phẩm. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng khác nhau. Các hành động đều dẫn đến xung đột và giải quyết xung đột từ đó thể hiện chủ đề. - Xung đột kịch: nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém. - Lời thoại: là lời của các nhân vật nói với nhau (đối thoại) nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại). Lời thoại góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển. - Lời chỉ dẫn sân khấu: là những chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch nhằm hướng dẫn gợi ý về cách bài trí, xử lý âm thanh, ánh sáng, việc ra vào sân khấu của diễn viên cùng trang phục, hành động, cử chỉ của họ… - Thủ pháp trào phúng: các thủ pháp thường sử dụng như phóng đại tính phi lo-gic, không hợp tình thế trong hành động của nhân vật, thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai, nối nói hóm hỉnh, chơi chữ nối nói nghịch lý…. A. PHẦN ĐỌC VĂN BẢN 1: ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC (Mô-li-e) 1. Mục tiêu 1. Kiến thức - Một số yếu tố của hài kịch: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng… - Chủ đề, thông điệp văn bản, một số căn cứ để xác định chủ đề 2. Năng lực 2.1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng… - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp văn bản, một số căn cứ để xác định chủ đề. 2.2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất - Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có vẻ thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm - Phiếu học tập 2. Học liệu - Tác phẩm “Trưởng giả học làm sang” - Video liên quan đến bài học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh xem video sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về nhân vật chính. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh xem video sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về nhân vật chính. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân: theo dõi video, ghi nhanh ra giấy note B3: Báo cáo/ Thảo luận GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhanh trước lớp B4: Kết luận/ Nhận định GV nhận xét, dẫn dắt vào bài Tùy theo chia sẻ của học sinh: