PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DEMO KH02.pdf

PHÒNG GD&ĐT TỈNH TRƯỜNG BÀI DỰ THI NGHIÊN CỨU KHKT CẤP... DÀNH CHO HỌC SINH .... NĂM HỌC 2023- 2024 TÊN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở TRƯỜNG .... Lĩnh vực dự thi: ................... Họ và tên nhóm tác giả: ................... Năm 2023
Lời cảm ơn Qua quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới: - Ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học. - Quý thầy, cô giáo trường trung học........, giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy/cô......... là giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học này. - Toàn thể các bạn học sinh đã nhiệt tình đóng góp và ủng hộ cho bài nghiên cứu khoa học của chúng em. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài nghiên cứu khoa học của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy, cô trong hội đồng giám khảo và ban tổ chức cuộc thi để chúng em hoàn thiện hơn bài nghiên cứu khoa học này. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm nghiên cứu Học sinh:...................
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Tính mới của đề tài........................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2 4. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 7. Tiến hành nghiên cứu ....................................................................................4 B. NỘI DUNG......................................................................................................4 Chương 1: Cơ sở lý thuyết ...................................................................................4 1.1. Khái niệm về không gian mạng.....................................................................4 1.2. Khái niệm về kỹ năng ứng xử có văn hóa .....................................................5 1.3. Thực trạng về văn hóa ứng xử trên không gian mạng của trong bối cảnh giao lưu hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay .........................................................6 Chương 2: Thực trạng kỹ năng ứng xử có văn hóa trên không gian mạng của học sinh trường ....................................................................................................8 2.1. Vài nét về khách thể ......................................................................................8 2.2. Thói quen của học sinh khi sử dụng mạng xã hội .........................................8 2.3. Thực trạng về hành vi thực hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của học sinh ........................................................................................................13 2.4. Thái độ của học sinh đối với việc sử dụng mạng xã hội .............................16 2.5. Nhận thức của học sinh ...............................................................................20 Chương 3: Các biện pháp nâng cao kỹ năng ứng xử có văn hóa trên không gian mạng của học sinh trường ..... ............................................................................25 Chương 4: Kết quả thực hiện của dự án .............................................................33 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................35 1. Kết luận .......................................................................................................35 2. Kiến nghị.....................................................................................................35 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................37
1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ứng xử có văn hóa là tiêu chuẩn quan trọng, trở thành thước đo nhân cách con người. Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người có bản lĩnh văn hóa. Việt Nam luôn tự hào là dân tộc có truyền thống văn hóa, coi trọng đạo lí ứng xử giữa người với người, luôn hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp. Truyền thống ấy đã được bảo lưu và phát huy qua nhiều thế hệ. Và trong giai đoạn đất nước không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HDH, vấn đề ứng xử văn hoá đã, đang và luôn cần được xã hội quan tâm và phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. Trong thời đại 4.0 với sự bùng nổ thông tin đa chiều, Internet là không gian lí tưởng để giao lưu, kết nối rộng rãi, tiện ích, nhanh gọn. Tuy nhiên, đây là môi trường “ảo”, rất nhạy cảm với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Việc sử dụng Internet một cách thiếu kỹ năng và kiến thức đã khiến một bộ phận giới trẻ có những biểu hiện ứng xử lệch chuẩn văn hóa, gây ra nhiều hậu quả cũng như tác động xấu tới nền tảng giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống. Giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận tri thức sang định hướng tiếp cận năng lực, phát triển phẩm chất người học. Nghị quyết 29 của Đảng đã xác định rõ :“đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trong xu thế đổi mới của giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng thích ứng với xu thế phát triển của thời đại có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ trợ nâng cao những kỹ năng cần thiết cho học sinh còn là yêu cầu khá mới mẻ, gây sự lúng túng, bị động đối với không ít giáo viên.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.