Content text PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỘT BIẾN GENE - GV.docx
ĐỘT BIẾN GENE PHẦN I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đột biến gene là những biến đổi A. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. B. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số nucleotide tại một điểm nào đó trên DNA. C. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide tại một điểm nào đó trên DNA. D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. Câu 2. Trong đột biến gene thì đột biến điểm là loại đột biến liên quan đến biến đổi mấy cặp nucleotitde? A. Một số cặp nucleotitde. B. Hai cặp nucleotitde. C. Ba cặp nucleotitde. D. Một cặp nucleotitde. Câu 3. Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene? A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp G -C. C. Thay cặp A - T bằng cặp G -C. D. Thay cặp G - C bằng cặp C – G. Câu 4. Cho biết một đoạn DNA trước đột biến như hình dưới, hình nào mô tả đột biến thêm 1 cặp nucleotide?
A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình b và hình c. Câu 5. Đột biến điểm làm thay thế 1 nucleotide ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc? A. 3’AXX5'. B. 3’AXA5'. C. 3’AAT5’. D. 3’AGG5'. Hướng dẫn giải Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở 1 cặp nucleotit. Bộ ba kết thúc gồm 3 codon: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UAG3’, ta nhận thấy không có X trong đó triplet 3’AGG5’ quy định codon 5’UXX3’ không thể đột biến để tạo thành codon kết thúc. Câu 6. Trong đột biến gene thì đột biến điểm là loại đột biến liên quan đến biến đổi …(1)… cặp nucleotide. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. 1 – một. B. 1 – hai. C. 1 – ba. D. 1 – một số. Câu 7. Base nitrogenous dạng hiếm ở hình dưới sẽ tạo nên đột biến điểm như thế nào? A. Mất một cặp A – T. B. Thêm một cặp G –C. C. Thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. D. Thay thế A – T bằng cặp G – C. Câu 8. Tác nhân gây đột biến base dạng hiếm thuộc nhóm nguyên nhân …(1)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. 1 – tự rối loạn. B. 1 – tác nhân vật lí. C. 1 – tác nhân hóa học. D. 1 – tác nhân sinh học. Câu 9. Hình bên mô tả một loại đột biến gene, tác nhân nào sau đây gây nên hậu quả đó? A. Tia UV. B. 5-BU. C. Base nitrogenous dạng hiếm. D. Virus. Câu 10. Tác nhân gây đột biến 5 – BU thuộc nhóm nguyên nhân …(1)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. 1 – tự rối loạn. B. 1 – tác nhân vật lí. C. 1 – tác nhân hóa học. D. 1 – tác nhân sinh học. Câu 11. Tác nhân gây đột biến tia UV thuộc nhóm nguyên nhân …(1)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. 1 – tự rối loạn. B. 1 – tác nhân vật lí. C. 1 – tác nhân hóa học. D. 1 – tác nhân sinh học.
Câu 12. Bảng trên mô tả kết quả % tỉ lệ cặp A-T của các loại DNA đột biến tạo ra từ phân tử DNA1 ban đầu khi dùng một tác nhân đột biến X sau một thời gian dài, cho biết tác nhân đột biến X tác động lên phân tử DNA4 có thể là gì? A. Tia UV. B. 5-BU. C. Base nitrogenous dạng hiếm. D. 5-BU và Base nitrogenous dạng hiếm. Câu 13. Tác nhân gây đột biến một số virus thuộc nhóm nguyên nhân …(1)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. 1 – tự rối loạn. B. 1 – tác nhân vật lí. C. 1 – tác nhân hóa học. D. 1 – tác nhân sinh học. Câu 14. Quá trình …(1)… thường dễ làm phát sinh đột biến gene. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. phiên mã và dịch mã. B. dịch mã. C. phiên mã. D. nhân đôi DNA. Câu 15. Dạng đột biến …(1)… có thể được ứng dụng để xác định vị trí của gene trên nhiễm sắc thể. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn. Câu 16. Cho biết một đoạn DNA trước đột biến như hình dưới, hình nào mô tả đột biến mất 1 cặp nucleotide? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình b và hình c.
Câu 17. Loại đột biến …(1)… làm tăng số loại allele của một gene nào đó trong vốn gene của quần thể sinh vật. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) là A. tự đa bội. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. điểm. Câu 18. Đột biến điểm làm thay thế 1 nucleotide ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc? A. 3’AXX5'. B. 3’AXA5'. C. 3’AAT5’. D. 3’AGG5'. Hướng dẫn giải Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở 1 cặp nucleotit. Bộ ba kết thúc gồm 3 codon: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UAG3’, ta nhận thấy không có X trong đó triplet 3’AGG5’ quy định codon 5’UXX3’ không thể đột biến để tạo thành codon kết thúc. Câu 19. Gene A bị đột biến thành gene a, hai gene này có chiều dài bằng nhau nhưng gene a hơn gene A một liên kết hidrogen, chứng tỏ gene A đã xảy ra đột biến dạng A. thêm 1 cặp G-X. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. D. mất 1 cặp A-T. Hướng dẫn giải -chiều dài bằng nhau chứng tỏ số lượng Nu không đổi, nhưng gen a có số liên kết hidrogen nhiều hơn gen A là 1 nên đó là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X => chọn B