PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Huong dan trinh bay tieu luan, du an_VN.docx

1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH KHOA TOÁN – THỐNG KÊ HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ / TIỂU LUẬN TP. Hồ Chí Minh Tháng 06, 2021
2 Nhóm <STT>: Thành viên: <tên> Thành viên Tỉ lệ % đóng góp < tên > <%>
3 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CỦA BÀI LUẬN 1. Phần chung ❖ Tóm tắt : Phần này trình bày tóm tắt khó khăn, vướng mắc của kinh doanh/ quản lý dẫn đến vấn đề cần phải nghiên cứu để giải quyết khó khăn vướng mắc đó, phương pháp thực hiện, kết quả thực hiện và đề xuất/gợi ý cách giải quyết vấn đề. Trình bày ngắn gọn và rõ ràng trong khoảng 1 trang khổ giấy A4. ❖ Phần mục lục: Ghi tất cả các tiêu đề cấp 1, cấp 2, cấp 3 với số trang tương ứng 2. Phần nội dung chủ yếu của chuyên đề CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu Mô tả bối cảnh thực tế và nói rõ lý do vì sao sinh viên lại chọn đề tài nghiên cứu này. Sinh viên có thể mô tả tóm tắt công ty, ngành kinh doanh, sản phẩm được nghiên cứu trong phần này. Nêu khó khăn, vướng mắc trong quản lý/ kinh doanh/ điều hành, từ đó nhận diện vấn đề thực tế cần phải giải quyết. 1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu Từ vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý/kinh doanh/ điều hành, đưa ra câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu được nêu lên ở cuối đoạn. 1.3. Mục tiêu của đề tài Phần này nêu các mục tiêu cụ thể của đề tài cần đạt được để cung cấp thông tin làm rõ vấn đề nghiên cứu và từ đó giúp giải quyết được vấn đề/ khó khăn của quản lý/ kinh doanh/ điều hành. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phần này nêu phạm vi về thời gian, không gian của cuộc nghiên cứu, phạm vi sản phẩm dịch vụ được nghiên cứu. Xác định rõ đối tượng của cuộc nghiên cứu.
4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Phần này sinh viên trình bày các khái niệm, mô hình, công thức. Sinh viên không chỉ đơn giản liệt kê và mô tả các lý thuyết, mà cần lập luận tại sao các lý thuyết này lên quan đến vấn đề nghiên cứu và chọn đưa vào. Biện luận sự liên quan và cần thiết của lý thuyết đã chọn đưa vào làm nền tảng cho cuộc nghiên cứu. 2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây Phần này sinh viên tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan mà sinh viên sử dụng làm cơ sở cho đề tài của mình. Ví dụ như các khái niệm, các biến, cách đo lường, phương pháp tính toán, kiểm định … mà các nghiên cứu đã thực hiện trước đó (trong lĩnh vực mà sinh viên đang nghiên cứu hay trong những lĩnh vực tương tự hay cùng tính chất), để áp dụng vào nghiên cứu của sinh viên; hoặc để khi ra kết quả nghiên cứu thì sinh viên thực hiện so sánh với các kết quả trước để góp phần tăng tính tổng quát của các lý thuyết/ hiểu biết hay đóng góp được các dị biệt trong trường hợp cụ thể của nghiên cứu. 2.3 Mô hình nghiên cứu Phần này sinh viên diễn giải áp dụng các lý thuyết có liên quan và các kết quả nghiên cứu trước đây để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và tổng hợp thành một sơ đồ với biến nguyên nhân, biến kết quả, các mũi tên và chiều hướng của các mối liên hệ đó, gọi là mô hình nghiên cứu.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.