PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text HOÁ 12 - TỔNG ÔN GK1 - ĐÁ.pdf

TỔNG ÔN GIỮA KÌ 1 Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 1 CHUYÊN BỒI DƯỠNG & LUYỆN THI THPT QUỐC GIA HÓA HỌC 12 Họ, tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh: .............................................................. CHƯƠNG 1: ESTER – LIPID – XÀ PHÒNG PHẦN 1: TỔNG ÔN LÝ THUYẾT: Một số tên gốc acid (RCOO-) thường gặp: CTCT Tên gốc CTCT Tên gốc HCOO- formate CH2=CHCOO- acrylate CH3COO- ethanoate acetate CH2=C(CH3)COO- methacrylate C2H5COO- propionate C6H5COO- benzoate CH3CH2CH2COO- butanoate butyrate -OOC-COO- oxalate (CH3)2CHCOO- isobutyrate -OOC-CH2-COO- malonate Một số tên gốc hydrogencarbon (R’) thường gặp: CTCT Tên gốc CTCT Tên gốc -CH3 Methyl -CH=CH2 Vinyl -CH2CH3 Ethyl -CH2-CH=CH2 Allyl -CH2-CH2-CH3 Propyl Phenyl Isopropyl Benzyl Isoamyl Tên Ester Tên gốc R' Tên gốc carboxylic acid "ic" "ate"
TỔNG ÔN GIỮA KÌ 1 Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 2 Tên acid béo CTCT thường gặp PTK CTCT dạng khung phân tử palmitic acid C15H31COOH 256 stearic acid C17H35COOH 284 oleic acid C17H33COOH 282 linoleic acid C17H31COOH 280 ACID BÉO CÔNG THỨC CẤU TẠO NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN Omega -3 ( − 3 ) Dầu cá biển Omega -6 ( − 6 ) Dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, ... Omega -9 ( − 9 ) Dầu thực vật
TỔNG ÔN GIỮA KÌ 1 Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 3 So sánh Xà phòng Chất giặt rửa tổng hợp Giống nhau Đều có hai phần: - Phần phân cực (“đầu” ưa nước), phần này có thể hoà tan được trong nước. - Phần không phân cực (“đuôi” kị nước), là gốc hydrocarbon có mạch dài (R). Phần này không tan trong nước. Khác nhau Phần phân cực của xà phòng là nhóm carboxylate. Phần phân cực của chất giặt rửa tổng hợp là nhóm sulfate, sulfonate. PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là A. CnH2nO (n≥2). B. CnH2nO2 (n≥2). C. CnHnO3 (n≥2). D. CnH2nO4 (n≥2). Câu 2. Tên gọi của ester CH3COOC2H5 là A. ethyl formate. B. ethyl acetate. C. methyl acetate. D. methyl formate. Câu 3. Ester nào sau đây được sử dụng để điều chế thủy tinh hữu cơ? A. Vinyl acetate. B. Methyl acrylate. C. Isopropyl acetate. D. Methyl methacrylate. Câu 4. Ester được tạo bởi methanol và acetic acid có công thức cấu tạo là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 5. Công thức của ester tạo bởi benzoic acid và ethyl alcohol là A. C6H5COOC2H5. B. C2H5COOC6H5. C. C6H5CH2COOCH3. D. C2H5COOCH2C6H5. Câu 6. Ester nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được sodium formate? A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 7. Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5. Câu 8. Chất nào sau đây không phải là chất béo? A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 9. Cho công thức khung phân tử của linoleic acid (LA) như sau: Linoleic acid là A. chất béo. B. acid béo omega-6. C. acid béo omega-3. D. acid béo no. Câu 10. Tính chất vật lí nào sau đây của chất béo là đúng? A. Dễ bay hơi. B. Có mùi thơm. C. Tan tốt trong nước. D. Nhẹ hơn nước. Câu 11. Chất nào sau đây có trong thành phần chính là triester của acid béo với glycerol? A. Sợi bông, đay. B. Tơ tằm. C. Bột gạo. D. Mỡ bò. Câu 12. Phản ứng điều chế xà phòng từ chất béo được gọi là phản ứng A. ester hóa. B. xà phòng hóa. C. trung hòa. D. hydrate hóa. Câu 13. Xà phòng được điều chế bằng cách A. thủy phân saccarose. B. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm. C. cho acid tác dụng với kim loại. D. dehydrogen hóa mỡ tự nhiên.
TỔNG ÔN GIỮA KÌ 1 Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 4 Câu 14. Thành phần chính của xà phòng là A. muối của acid béo. B. muối của acid vô cơ. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối sodium hoặc potassium của acid. Câu 15. Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate. C. gốc hydrocarbon dài. D. nhóm sulfonate. Câu 16. Xà phòng được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Thủy phân saccarose. B. Thủy phân mỡ trong kiềm. C. Phản ứng của acid với kim loại. D. Dehydrogen hóa mỡ tự nhiên. Câu 17. Chất nào sau đây là thành phần chính của xà phòng? A. CH3(CH2)3COONa. B. CH3(CH2)11COONa. C. CH3(CH2)13COONa. D. CH3(CH2)16COONa. Câu 18. Công thức nào sau đây là của chất giặt rửa tổng hợp? A. C15H31COONa. B. (C17H35COO)2Ca. C. CH3[CH2]n-C6H4-SO3Na. D. C17H35COOK. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về xà phòng? A. Mỗi phân tử xà phòng có một “đuôi” dài kị nước là những gốc hydrocarbon của acid béo. B. Mỗi phân tử xà phòng có một “đầu” ưa nước là nhóm carboxylate. C. Xà phòng được sản xuất bằng phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm. D. Hoạt động giặt rửa của xà phòng tương tự chất giặt rửa tổng hợp. Câu 20. Sản phẩm của phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất xà phòng? A. Thủy phân tinh bột. B. Thủy phân ester có mạch carbon ngắn (<12C) bằng dung dịch NaOH. C. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật bằng dung dịch NaOH. D. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật trong môi trường acid. Câu 21. Cho hai chất sau: (1) CH3[CH2]14COONa, (2) CH3[CH2]10CH2OSO3Na. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất (1) là xà phòng, chất (2) là chất giặt rửa tổng hợp. B. Chất (2) là xà phòng, chất (1) là chất giặt rửa tổng hợp. C. Cả hai chất đều là xà phòng. D. Cả hai chất đều là chất giặt rửa tổng hợp. Câu 22. Vì sao chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng phổ biến hơn xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên? A. Dễ sản xuất, thân thiện với môi trường. B. Sử dụng được với nước cứng và môi trường acid. C. Lành tính với da, không gây kích ứng khi sử dụng. D. Dễ hòa tan trong trước, dễ bị phân hủy sinh học. Câu 23. Cho nhiệt độ sôi (to s) của ba chất: allyl acetate (CH3COOC3H5, 1030C), vinyl acetate (CH3COOC2H3, 72,70C), ethyl formate (HCOOC2H5, 540C). Phương pháp nào sau đây dùng để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp? A. Chưng cất. B. Chiết bằng chloroform. C. Xà phòng hóa rồi chiết phần chất lỏng sau phản ứng. D. Thủy phân rồi chiết phần chất lỏng sau phản ứng. Câu 24. Cho các chất: propionic acid (X), acetic acid (Y), ethyl alcohol (Z) và methyl acetate (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là: A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z. Câu 25. Cho các ester sau: C2H5COOCH3 (1), CH3CH2CH2COOC2H5 (2), CH3COOCH3 (3), C2H5COOC2H5 (4). Trật tự sắp xếp theo độ tan trong nước của các ester là A. (2) < (4) < (1) < (3). B. (1) < (2) < (3) < (4). C. (2) < (3) < (4) < (1). D. (3) < (1) < (2) < (4). Câu 26. Số đồng phân cấu tạo của ester có công thức phân tử C4H8O2 là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.