PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 37 - KHTN7 - CTSTxST.docx

BÀI 37 – SINH SẢN Ở SINH VẬT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 (NB): Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. Câu 2 (NB): Sinh sản vô tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. Câu 3 (NB): Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật. A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Thụ tinh - Kết hạt, tạo quả. B. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ tinh - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả. C. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả - Thụ tinh. D. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Kết hạt, tạo quả - Thụ phấn - Thụ tinh. Câu 4 (NB): Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống. => Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ. Câu 5 (NB): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây. C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây. => Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính mà cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây. Câu 6 (NB): Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố. B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bõ. C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Câu 7 (NB): Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy. B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhụy. C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy. D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn. =>Thụ phấn là một bước rất quan trọng trong quá trình sinh sản ở thực vật có hạt; là quá trình chuyển những hạt phấn (còn gọi là bào tử đực) tới lá noãn, cấu trúc chứa noãn (còn gọi là bào tử cái).  Câu 8 (NB): Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn.
C. tái sản xuất. D. hình thành hạt. =>Trong tinh hoàn, quá trình tạo giao tử đực gọi là sự tạo tinh, kết quả là sinh ra tinh trùng có thể trực tiếp tham gia thụ tinh.   - Trong buồng trứng, quá trình tạo giao tử cái gọi là sự tạo noãn, kết quả là sinh ra noãn có thể trực tiếp tham gia thụ tinh. Câu 9 (NB): Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa? A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy. => Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả có chức năng bảo vệ hạt và phát tán hạt. Câu 10 (NB): Hoa lưỡng tính là A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhụy hoa. D. hoa có đài và tràng hoa. => Hoa lưỡng tính là hoa tự thụ phấn, có cả noãn và nhị (có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa). Đa số các loài cây có hoa lưỡng tính là cây thuần chủng Câu 11 (NB): Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì? A. Rễ cây con. B. Chồi mầm. C. Chổi hoa. D. Bao phấn. Câu 12 (H): Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn. => Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển. Câu 13 (H): Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống. =>Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp. Câu 14 (VD): Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. => Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành bởi vì nó giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 15 (VD): Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật? (1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới. (2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi. (3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu. (4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn. (5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái. (6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghỉ tốt với môi trường sống ổn định. A. (1), (3), (4), 5), (6). B. (1), (2), 3), 5). C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (2), (3), (4), 5). =>Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. - Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. Câu 16 (VD): Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hóng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành? A. Thời gian ra rễ của các câỵ trên rất chậm. B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao. C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được. D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ. Câu 17 (VD): Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.  1-E  2-G  3-D  4-A  5-B  6-C Câu 18 (VD): Nối nội dung ở cột A với định nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.  1-A  2-D
 3-E  4-C  5-B. Câu 19 (VD) Các phát biểu sau đây đúng hay sai? STT Khẳng định Đúng/Sai 1 Sinh sản vò tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ) 2 Con sinh ra từ sinh sản vò tính mang đặc điểm của hai cơ thể 3 Một cơ thể mẹ ban đầu sinh sản vò tính luôn tạo ra hai cơ thể mới 4 Vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm có hình thức sinh sản vô tính 5 Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành từ các bộ phận, cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ 6 Biện pháp để nhân giống của một loài với sổ lượng lớn, có thể giữ nguyên đặc tính mong muốn và sạch bệnh là nuôi cấy mỏ tế bào 1- Đ; 2 - S; 3 - S; 4 - Đ; 5 - Đ; 6 - Đ. Câu 20 (VD) Các khẳng định sau đây đúng hay sai? STT Khẳng định Đúng/Sai 1 Bầu nhuỵ không xảy ra thụ tinh sê phát triển thành quả không hạt 2 Hoa thụ phấn nhờ gió, còn trùng và tác động của con người 3 Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn 4 Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt 5 Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ trứng và đẻ con 1 -Đ; 2 - Đ; 3 - S; 4 - S; 5 - S. II. TỰ LUẬN Câu 1. (NB) Quan sát hình bên: a) Nêu hình thức sinh sản ở nấm men. b) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành. a) Hình thức sinh sản ở nấm men: sinh sản vô tính mọc chồi. b) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành: giống hệt nấm men ban đầu.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.