PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN.Image.Marked.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 4: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN 1. Bài tập tự luận Câu 1: Giả sử có một thể đột biến lệch bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau thì khi cho thể ba kép (2n+l+l) tự thụ phấn, loại hợp tử có bộ NST 2n+l ở đời con sẽ có tỉ lệ bao nhiêu? Hướng dẫn giải Thể 3 kép (2n+l+l) giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử: n, n+1, n+1, n+2 Với tỉ lệ của mỗi loại: Giao tử (n) ; Giao tử (n+1) ; Giao tử (n+2) 1 4  2 4  1 4  Hợp tử có bộ NST (2n+l) được tạo ra nhờ sự kết hợp của giao tử đực (n) với giao tử cái (n+1) hoặc giao tử đực (n+1) với giao tử cái (n). Như vậy, tỉ lệ của loại hợp tử (2n+l) bằng tích tỉ lệ của các loại giao tử  Hợp tử   1 1 1 2n 1 2. . 4 2 4    Câu 2: Một loài có bộ NST 2n = 24. a. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1, đảo 1 đoạn ở NST số 3, lặp 1 đoạn ở NST số 4. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử không mang đột biến? b. Ở loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại thể đột biến tam nhiễm kép? c. Một tế bào của thể một nhiễm kép tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân, mỗi tế bào có bao nhiêu NST? Hướng dẫn giải a. Trong quá trình giảm phân bình thường, các cặp NST phân li đồng đều về các giao tử. Do vậy, ở cặp số 1 có 1 NST bị đột biến thì khi phân li sẽ cho 1/2 giao tử bình thường. Ở cặp số 3 có 1 NST bị đột biến thì khi phân li sẽ cho 1/2 giao tử bình thường. Ở cặp số 4 có 1 NST bị đột biến thì khi phân li sẽ cho 1/2 giao tử bình thường. Các cặp NST khác đều không bị đột biến nên đều cho giao tử bình thường. Vậy giao tử không bị đột biến về tất cả các cặp NST có tỉ lệ 1 1 1 1 . . 2 2 2 8   b. Đột biến thể ba kép có bộ NST (2n+l+l) được xảy ra ở 2 cặp NST. Trong số n cặp NST của loài thì có 2 cặp NST bị đột biến nên số loại đột biến thể ba kép là tổ hợp chập 2 của n phần tử   2 n n n 1 C 2  Loài có bộ NST 2n = 24 thì số thể đột biến ba nhiễm kép kiểu 12 12 12.11 C 66 2   c. Thể 1 nhiễm kép có bộ NST 2n – l - l = 22. Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép đã tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế bào có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào (44 NST). ♀(n).♂(n+1) + ♀(n+1).♂(n) = 2.(n).(n+1)
Trang 2 Một cơ thể có bộ NST là 2n thì số NST của mỗi tế bào tại các thời điểm phân bào như sau: Câu 3: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. a) Theo lí thuyết, số loại kiểu gẹn ở các đột biến lệch bội thể một của loài này là bao nhiêu? Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen n 1 12 1 11 3 x2n 3 x24 24x3      b) Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể ba của loài này là bao nhiêu? Áp dụng công thức, ta có số loại kiểu gen n 1 12 1 11 3 x4n 3 x48 48x3      Câu 4: Hãy trình bày phương pháp viết giao tử của cơ thể tam bội, giao tử của cơ thể tứ bội. Hướng dẫn giải a. Giao tử của cơ thể tam bội. Ở cơ thể tam bội (3n), NST tồn tại thành bộ 3 chiếc nên khi giảm phân thì 2 chiếc đi về giao tử thứ nhất, chiếc còn lại đi về giao tử thứ 2, do đó sẽ phân li cho giao tử 2n và giao tử n. Nếu bố trí các gen của cơ thể thành các đỉnh của tam giác thì giao tử sẽ là các đỉnh và cạnh của tam giác đó. Ví dụ cơ thể tăm bội AAa sẽ cho các loại giao tử là 1 2 2 1 AA; Aa; A; a 6 6 6 6 b. Giao tử của cơ thể tử bội Ở cơ thể tứ bội (4n), NST tồn tại thành các bộ bốn, khi giảm phân bình thường thì sẽ phân li cho giao tử 2n. Vì vậy nếu bố trí các gen của cơ thể thành tứ giác thì giao tử sẽ là các cạnh và đường chéo của tứ giác đó. Ví dụ cơ thể tứ bội AAaa sẽ cho các loại giao tử là 1 4 1 AA; Aa; aa 6 6 6 - Sắp xếp các gen của cơ thể tam bội thành các đỉnh của một tam giác, giao tử của cơ thể tam bội là các đỉnh và các cạnh của tam giác đó. - Sắp xếp các gen của cơ thể tứ bội thành đỉnh của một tứ giác, giao tử của cơ thề tử bội là các cạnh và đường chéo của tứ giác đó. Câu 5: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử nào trong các trường hợp sau: a. Các cặp NST phân li bình thường b. Tất cả các cặp NST không phân li ở giảm phân 1, ở giảm phân 2 phân li bình thường. c. Tất cả các cặp NST đều phân li bình thường, giảm phân 2 tất cả các NST đều không phân li. Hướng dẫn giải a. Các cặp NST phân li bình thường thì cơ thể Aa sẽ tạo ra 2 loại giao tử là A, a với tỉ lệ bằng nhau (mỗi loại chiếm 50%). b. Nếu ở giảm phân 1 tất cả các cặp NST không phân li, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì giao tử có bộ NST lưỡng bội và kiểu gen giống với kiểu gen của cơ thể. tạo ra giao tử Aa NST chØ phaân li ë gi ¶m phaân 2 Aa 
Trang 3 c. Nếu giảm phân 1 diễn ra bình thường nhưng ở giảm phân 2 tất cả các cặp NST không phân li thì giao tử có bộ NST lưỡng bội nhưng kiểu gen bằng 2 lần kiếu gen của giao tử lúc giảm phân bình thường. tạo ra giao tử AA và giao tử aa NST chØ phaân li ë gi ¶m phaân 1 Aa  - Nếu ở giảm phân 1 tất cả các cặp NST không phân li, giảm phân 2 phân li bình thường thì giao tử có kiểu gen giống vói kiếu gen của cơ the tạo ra nó. - Nếu ở giảm phân 1 các cặp NST phân li bình thường, giảm phân 2 tất cả các cặp NST không phân li thì giao tử có kiểu gen bằng 2 lần giao tử bình thường. Câu 6: Ở phép lai ♀Aa x ♂Aa, sinh ra đời con có một thể đột biến có kiểu gen AAAA. a. Thể đột biến này có bộ NST như thế nào? b. Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến nói trên. Hướng dẫn giải a. Thế đột biến này có kiểu gen gồm 4 alen ở gen A. Vậy nó thuộc thế đột biến tứ bội (4n) hoặc lệch bội dạng thể bốn (2n+2). Nếu là lệch bội thể bốn thì phải xảy ra ở NST chứa gen A. b. - Thể tứ bội AAAA được phát sinh từ phép lai ♀Aa x ♂Aa theo một trong hai cơ chế: (Rối loạn giảm phân II của cả bổ và mẹ hoặc rối loạn nguyên phân). Trường hợp 1: Đột biến được phát sinh ở quá trình giảm phân 2 của cả cơ thể bố và mẹ. Ở giảm phân II của cơ thể ♀Aa, tất cả các NST đều không phân li nên đã tạo ra giao tử lưỡng bội AA, ở cơ thể ♂Aa, tất cả các NST không phân li trong giảm phân II tạo giao tử AA. Qua thụ tinh, giao tử lưỡng bội AA kết hợp với giao tử lưỡng bội AA tạo ra hợp tử tứ bội (4n) có kiểu gen AAAA. Trường hợp 2: Đột biến được phát sinh ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Ở phép lai ♀Aa x ♂Aa, giảm phân và thụ tinh bình thường sẽ tạo ra 4 loại hợp tử, trong đó có hợp tử AA. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử AA, tất cả các cặp NST được nhân đôi mà không phân li nên đã tạo ra tế bào tứ bội có kiểu gen AAAA, sau đó phát triển thành thể tứ bội có kiểu gen AAAA. - Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội thể bốn AAAA từ phép lai ♀Aa x ♂Aa Đột biến được phát sinh ở quá trình giảm phân II của cơ thể bố và mẹ. Ở giảm phân II, NST kép mang gen AA không phân li, các NST kép khác phân li bình thường, kết quả tạo ra giao tử (n+1) có chứa 2 gen A (có kiểu gen AA) và giao tử (n-1). Qua thụ tinh, giao tử (n+1) có kiểu gen AA kết hợp với giao từ (n+1) có kiểu gen AA tạo ra hợp tử (2n+2) cỏ kiểu gen AAAA. Trong điều kiện bố mẹ đem lai có kiểu gen dị hợp: Nếu thể đột biến có kiếu gen bằng tổng kiểu gen của bố và mẹ thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của cả II giới. Nếu kiểu gen là một số chẵn (Ví dụ AAaa, aaaa) thì đột biến được phát sinh ở giảm phân 2 của cả 2 giới hoặc ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Nêu kiểu gen là một số lẻ (Ví dụ Aaaa, AAAa) thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của giới này và ở giảm phân II của giới kia. Câu 7: Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của các phép lai sau: - ♂Aa x ♀AAa. - ♂AAa x ♀AAaa. - ♂Aaa x ♀AAa.
Trang 4 Hướng dẫn giải Để xác định nhanh tỉ lệ kiểu hình của một phép lai, chúng ta cần tiến hành theo các bước: - Viết giao tử của cơ thể bố và mẹ. Tính tỉ lệ giao tử chỉ mang gen lặn. - Tính tỉ lệ kiểu hình lặn (bằng tích tỉ lệ của các giao tử lặn). - Từ tỉ lệ kiểu hình lặn suy ra tỉ lệ kiểu hình trội  Tỉ lệ kiểu hình của phép lai. * Cơ thể ♂Aa cho 2 loại giao tử là 1A và 1a, trong đó a có tỉ lệ 1 2 Cơ thể ♀AAa cho 4 loại giao tử là 1AA; 2Aa; 2A; 1a  Giao tử chỉ mang gen a có tỉ lệ 1 6 Tỉ lệ kiểu hình lặn là . Vậy kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 1 1 1 . 2 6 12  11 12  Tỉ lệ kiểu hình là 11 trội : 1 lặn * Cơ thể ♀AAa cho 4 loại giao tử là 1AA; 2Aa; 2A; 1a trong đó giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh nên chỉ còn lại 2A và 1a  Giao tử chỉ mang gen a có tỉ lệ 1 3 Cơ thể ♀AAaa giảm phân cho 3 loại giao tử là 1AA; 4Aa; laa  Giao từ chỉ mang gen lặn a cỏ tỉ lệ 1 6 Kiểu hình lặn có tỉ lệ  Kiểu hình trội là  Tỉ lệ 17 trội : 1 lặn 1 1 1 . 3 6 18  17 18 * Cơ thể ♂Aaa cho 4 loại giao tử là 2Aa, 1aa, 1A, 2a trong đó giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh cho nên chỉ còn lại 1A và 2a  Giao tử chỉ mang gen a có tỉ lệ 2 3 Cơ thể ♀AAa giảm phân cho 4 loại giao tử là 1AA, 2Aa, 2A, la  Giao tử chỉ mang gen a có tỉ lệ . 1 6 Vậy kiểu hình lặn ở đời con có tỉ lệ 2 1 1 . 3 6 9   Kiểu hình trội có tỉ lệ  Tỉ lệ kiểu hình là 8 trội : 1 lặn 8 9 - Tỉ lệ kiếu hình lặn ở đòi con bằng tích tỉ lệ giao tử chỉ mang gen lặn của bố và mẹ. Tỉ lệ kiểu hình trội bằng 1 - tỉ lệ kiểu hình lặn. - Tỉ lệ của một loại hợp tử bằng tích tỉ lệ của các loại giao tử tạo nên hợp tử đó. Câu 8: Ở phép lai AABB x aabb, đời con phát sinh một thể đột biến có kiểu gen aBb. Hãy xác định bộ NST của thể đột biến và trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.