Content text Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo- Cả năm.pdf
2 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em hiểu thế nào là phong cách? + Thế nào là phong cách cổ điển và thế nào là phong cách lãng mạn? Biểu hiện của nó trong thơ? + Hãy cho biết lịch sử tiến trình văn học Việt Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. I. Tìm hiểu chung - Phong cách + Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của một tác giả, một trường phái văn học, một thời đại hay một nền văn học. Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và thủ pháp nghệ thuật. - - Phong cách cổ điển + Có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lý, lý tưởng sống...) và nghệ thuật.... + Ở Trung Quốc và Việt Nam phong cách cổ điển gắn với quan niệm thiên nhân hợp nhất, hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố. Thơ ca Đường và thơ trung đại Việt Nam theo phong cách này. - - Phong cách lãng mạn + Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải