Content text ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 3.docx
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Môn: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Cu-lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí A. tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó. B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Câu 2. Có hai quả cầu giống nhau cùng mang điện tích có độ lớn như nhau ( 21qq ), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. có thể hút hoặc đẩy nhau. D. không tương tác nhau. Câu 3. Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh A. điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. B. dòng điện nhưng không truyền tương tác giữa các điện tích. C. nam châm và truyền tương tác giữa các nam châm. D. nam châm nhưng không truyền tương tác giữa các nam châm. Câu 4. Hai điện tích điểm gây ra tại điểm A hai điện trường có các véc tơ cuờng độ điện trường và. Véc tơ cường độ điện trường tổng hợp tại A là A. . B. . C. E=E 1+E 2 . D. E=E 1-E 2 . Câu 5. Điện trường giữa hai bản kim loại giống nhau đặt song song, tích điện trái dấu là A. điện trường đều. B. điện trường song song. C. điện trường trái dấu. D. đện trường vuông góc. Câu 6. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một electron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của electron là A. đường thẳng song song với các đường sức điện. B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện. C. một phần của đường hypebol. D. một phần của đường parabol Câu 7. Trong điện trường đều có cường độ E, một điện tích q nằm tại điểm M cách mốc thế năng một đoạn d thì nó có thế năng điện là A. W M = qEd. B. W M = q 2 Ed. C. M qE W d . D. M Ed W q . Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về công của lực điện? Công của lực điện làm di chuyển điện tích q trong điện trường A. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của q. B. phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của q. C. phụ thuộc vào giá trị của điện tích q. D. không phụ thuộc vào điện trường. Câu 9. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về khả năng A. sinh công của lực điện giữa hai điểm đó. B. tác dụng lực của điện trường. C. tạo ra thế năng của điện trường. D. khả năng sinh lực điện. Câu 10. Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một hiệu điện thế U. Nếu tăng hiệu điện thế lên hai lần (lớp điện môi giữa hai bản tụ vẫn còn cách điện) thì điện dung của tụ điện
A. tăng lên 4 lần. B. giảm xuống hai lần. C. tăng lên hai lần. D. không đổi. Câu 11. Một tụ điện có điện dung C được tích điện ở hiệu điện thế U, khi đó điện tích tụ điện là Q. Năng lượng điện trường giữa hai bản tụ không được tính bằng công thức nào sau đây? A. 21 WCU 2 . B. 2 Q W 2C . C. 1 WQU 2 . D. 2 Q W 2U . Câu 12. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 4μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 4000 J. B. – 4000 J. C. 4 mJ. D. – 4 mJ. Câu 13. Hai điện tích điểm q 1 , q 2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là = 4 và đặt chúng cách nhau khoảng r' = 0,5r thì lực hút giữa chúng là A. F' = F. B. F' = 0,5F. C. F' = 2F. D. F' = 0,25F. Câu 14. Hai điện tích thử q 1 , q 2 (q 1 =4q 2 ) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên q 1 là F 1, lực tác dụng lên q 2 là F 2 (với F 1 = 3F 2 ). Cường độ điện trường tại A và B lần lượt là E 1 và E 2 với A. E 2 = 0,75E 1 . B. E 2 = 2E 1 . C. E 2 = 0,5E 1 . D. E 2 = 3 4 E 1 . Câu 15. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích không đổi phụ thuộc vào khoảng cách r được mô tả như đồ thị bên. Giá trị của F 1 bằng A. 5 N. B. 10 N. C. 15 N. D. 20 N. Câu 16. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.10 5 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10 -31 kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường A. 5,12 mm. B. 0,256 m. C. 5,12 m. D. 2,56 mm. Câu 17. A, B, C là ba điểm tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều có E→ // BA→ như hình vẽ. Cho = 60 0 ; BC = 10 cm và U BC = 400 V. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q = 10 -9 C từ A đến B.
A. – 4.10 -7 J. B. 4.10 -7 J. C. 0 J. D. – 2.10 -7 J. Câu 18. Một êlectron có điện tích 19e1,6.10C ; khối lượng 31 em9,1.10kg bay với tốc độ 7 1,2.10m/s dọc theo hướng đường sức của điện trường đều từ một điểm có điện thế 1V600V . Điện thế V 2 tại điểm mà êlectron dừng lại là A. 790,5V . B. 409,5V . C. 190,5V . D. 219,0V . PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau đặt tại A và B trong không khí có điện tích lần lượt là 7 13,2.10qC-=- và 7 22,4.10qC-= . Biết khoảng cách AB là 12 cm a) Lực tương tác giữa hai quả cầu có phương nằm trên đường thẳng nối A và B. b) Quả cầu đặt tại A thừa 122.10e . c) Hai quả cầu hút nhau bằng một lực có độ lớn bằng 0,5 N. d) Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về vị trí cũ. Lực tương tác điện giữa hai quả cầu lúc này là 3 5.10N- . Câu 2. Đặt điện tích 8 19.10qC-= tại điểm A và điện tích 8 24.10qC-=- tại điểm B cách A một khoảng bằng 9 cm. Gọi M là vị trí mà tại đó cường độ điện trường bằng 0, 1E ur là véc tơ cường độ điện trường do q 1 gây ra tại M, 2E ur là véc tơ cường độ điện trường do q 1 gây ra tại M. a) 1E ur và 2E ur phải cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. b) Điểm M nằm bên trong đoạn AB. c) MA > MB. d) MB = 27 cm. Câu 3. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 200V. a) Hiệu điện thế tối đa được sử dụng là 200 V. b) Nối hai bản tụ vào hiệu điện thế 120V, điện tích mà tụ tích được khi đó là 22,4.10C . c) Điện tích tối đa mà tụ có thể tích được là 20C . d) Sử dụng 3 tự giống như trên ghép song song với nhau. Điện dung tương đương của bộ tụ điện là 60F . Câu 4. Ống tia âm cực (CRT) là một thiết bị thường được thấy trong dao động ký điện tử cũng như màn hình tivi, máy tính (CRT)… Mô hình của một ống tia âm cực, bao gồm hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, đặt song song và cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản kim loại là U = 24 V. Một electron có điện tích 191,6.10C được phóng ra từ điểm A cách đều hai bản kim loại với vận tốc ban đầu có độ lớn v 0 theo phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải. Xem tác dụng của trọng lực là không đáng kể. a) Quỹ đạo chuyển động của electron là một nhánh parabol. b) Electron chuyển động lệch về bản kim loại phía dưới. c) Cường độ điện trường giữa hai bản kim loại là 1200 V/m. d) Độ lớn lực điện tác dụng lên electron là 179,6.10N . PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau treo vào một điểm bởi hai sợi dây 20cmℓ . Truyền cho mỗi quả cầu điện tích 7q4.10C , chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành góc 0290 . Lấy g = 10 m/s 2 . Khối lượng mỗi quả cầu bằng bao nhiêu g? Kết quả làm tròn đến hai chữ số có nghĩa. Đáp án: Câu 2. Một điện tích q = 10 -8 C thu được năng lượng bằng 4.10 -4 J khi đi từ A đến B. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B bằng bao nhiêu kV? Đáp án: Câu 3. Một hạt bụi mang điện tích q=1μC có khối lượng m đang nằm cân bằng trong một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau 1,5 cm. Khi đó các đường sức điện hướng theo phương thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V, lấy 2g9,8m/s . Khối lượng của hạt bụi bằng bao nhiêu g? Kết quả làm tròn đến hai chữ số có nghĩa. Đáp án: Câu 4. Cho các tụ điện C1 = C4 = 3,0 µF; C2 = C3 = 2,0 µF được mắc thành mạch như hình. Điện dung tương đương của bộ tụ bằng bao nhiêu ? Đáp án: Câu 5. Tại 3 điểm A, B, C cố định trong chân không lần lượt đặt 3 điện tích điểm có giá trị lần lượt là 66 12q6.10C,q6.10C và 63q3.10C. Biết AB = 3 cm, AC = 4 cm và BC5cm . Lực tác dụng lên điện tích điểm đặt tại C có độ lớn bằng bao nhiêu N? Kết quả làm tròn đến ba chữ số có nghĩa. Đáp án: Câu 6. Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d (cm) và d + 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10 -6 N và 5.10 -7 N. Giá trị của d là bao nhiêu cm? Đáp án: