Content text Bài 11. Ôn tập chương 3 (Bản 1).docx
BÀI 11: ÔN TẬP CHƯƠNG 3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về hợp chất chứa nitrogen - Hiểu và vận dụng kiến thức về hợp chất chứa nitrogen vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. * Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: - Hiểu và thực hiện được các nội dung bài học về hợp chất chứa nitrogen. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Hiểu vai trò, ứng dụng, tầm quan trọng của các hợp chất chứa nitrogen trong cuộc sống. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức về hợp chất chứa nitrogen vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. - Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. - Bộ phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: GV hướng dẫn HS chia nhóm học tập, tạo không khí phấn khích cho các em học tập cũng như dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành trò chơi LẬT MẢNH GHÉP dựa vào các gợi ý.
Gợi ý : Mảnh ghép số 1 : - Đây là tên hợp chất hữu cơ đơn giản nhất có chứa nguyên tử nitrogen. - Có tính base yếu. - Trong phân tử chỉ chứa 1 nguyên tử carbon. Mảnh ghép số 2 : - Đây là thành phần cơ bản nhất cấu tạo nên protein - Loại hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính. - Sản phẩm thu được sau quá trình thủy phân hoàn toàn protein Mảnh ghép số 3 - Đây là loại peptide đơn giản nhất. - Không tham gia phản ứng màu biuret - Chỉ gồm 1 liên kết peptide. Mảnh ghép số 4 - Là hợp chất tạo nên từ một hay nhiều chuỗi polypeptide - Tham gia phản ứng màu biuret - Bị đông tụ bởi nhiệt. c) Sản phẩm: - Đáp án từ khóa mảnh ghép : 1. Methylamine ; 2. -amino acid ; 3. Dipeptide ; 4. Protein - Mở được hình ảnh ẩn sau các mảnh ghép :
Theo chiều ngang Theo chiều dọc 2. Cơ sở phân loại amine theo số gốc hydrocarbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitrogen 4. Tính chất hóa học cơ bản của amine 1. Dẫn xuất của ammonia, trong đó, nguyên tử hydrogen của phân tử ammonia được thay thế bằng gốc hydrocarbon 3. Trạng thái vật lý của aniline 5. Phương pháp điều chế amine từ ammonia Ô CHỮ BÍ MẬT SỐ 2 Theo chiều ngang Theo chiều dọc 2. Công thức nhóm carbonyl 5. Các aminoacid thực hiện phản ứng này để tạo thành các mạch peptide 1. Tên gọi của nhóm -NH2 3. Tính tan trong nước của aminoacid 4. Tính chất hóa học cơ bản của aminoacid Ô CHỮ BÍ MẬT SỐ 3 Theo chiều ngang Theo chiều dọc 1. Liên kết được tạo thành giữa nhóm CO và NH 4. Phản ứng phân hủy peptide thành các phần tử nhỏ hơn. 2. Tên viết tắt của peptide cấu tạo từ Glyxine và Alanine 3. Peptide chứa nhiều đơn vị a-aminoacid 5. Phản ứng màu dùng để phân biệt dipeptide với các peptide khác