Content text NGÂN-HÀNG-ĐỀ-THI-CUỐI-KỲ-MÔN-LOGISTICS.docx
1 NGÂN HÀNG ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN LOGISTICS Chương 1: Tổng quan logistics 1. Trình bày Logistics là gì? - Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định, thực thi và kiểm soát việc vận chuyển tới và ngược hiệu quả, dòng chảy cũng như lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. (slide 5 tuần 1 or mục 1.2 chương 1) - logistics là sự dịch chuyển của nguyên vật liệu trong toàn bộ chuỗi cung ứng ( vở ghi) Mô tả một số hoạt động trên kênh logistics. 1. Dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng trên quan điểm logistics có nghĩa là đem hàng hóa đến cho khách hàng vào đúng lúc, đúng nơi, đúng lượng. 2. Dự báo nhu cầu Dự báo nhu cầu liên quan đến các nỗ lực để đánh giá nhu cầu sản phẩm trong một khoản thời gian trong tương lai. Sự phổ biến ngày càng tăng của khái niệm chuỗi cung ứng đã thúc giục sự hợp tác ngày càng tăng giữa các đối tác chuỗi cung ứng liên quan tới dự báo nhu cầu. Sự hợp tác như vậy có thể củng cố sự hiệu quả bằng cách giảm các mức tồn kho chung trong một chuỗi cung ứng. 3. Các quyết định về địa điểm cơ sở vật chất Sự thành công của một hệ thống logistics nhất định phụ thuộc vào địa điểm của cơ sở vật chất kho bãi và sản xuất tương ứng. Các quyết định địa điểm cơ sở vật chất đang ngày càng trở nên quan trọng vì sự sắp xếp của các hệ thống logistics bị thay đổi do ảnh hưởng của các hiệp định thương mại quốc tế. 4. Logistics quốc tế Logistics quốc tế hướng đến các hoạt động logistics liên quan đến hàng hóa được bán ở nhiều quốc gia khác nhau và đắt đỏ cũng như khó khăn hơn nhiều so với logistics nội địa. 5. Quản trị tồn kho Tồn kho hướng tới việc trữ hàng tồn cho rất nhiều mục đích, như là bán lại cho người khác, cũng như là hỗ trợ các quy trình sản xuất và lắp ráp. Khi quản lý tồn kho, các nhà logistics cần phải đồng thời xem xét 3 chi phí liên quan – chi phí nắm giữ hàng, chi phí đặt hàng, chi phí khi bị cháy hàng. 6. Xử lý vật liệu Xử lý vật liệu hướng tới sự dịch chuyển trong khoảng cách ngắn của sản phẩm trong sự hạn chế của cơ sở vật chất (vd: cơ sở sản xuất, kho bãi). 7. Quản lý đơn hàng Quản lý kho hàng hướng tới sự quản lý các hoạt động nằm trong khoảng thời gian từ lúc khách hàng đặt hàng đến khi nhận được hàng. Như vậy, quản lý đơn hàng là một hoạt động logistics có mức độ tương tác với khách hàng nhiều hơn. 8. Đóng gói Đóng gói có thể mang cả ý nghĩa marketing (đóng gói tiêu dùng) và logistics (đóng gói công nghiệp). Đóng gói công nghiệp (mang tính bảo vệ) hướng tới việc đóng gói chuẩn bị cho hàng hóa được lưu trữ hoặc chuyển tiếp (vd: hộp, thùng gỗ), và đóng gói có một sự tương tác quan trọng với các hoạt động xử lý vật liệu và kho bãi. 9. Mua hàng Mua hàng hướng tới các vật liệu thô, bộ phận cấu thành, và các nguồn cung ứng được mua từ các tổ chức bên ngoài để phục vụ cho sự vận hành của công ty. Sự liên kết trực tiếp của mua hàng đến các tổ chức bên ngoài có nghĩa tầm quan trọng mang tính chiến lược của nó đã tăng lên bởi quản trị chuỗi cung ứng đã trở nên phổ biến hơn. 10. Logistics ngược Sản phẩm có thể bị trả lại bởi nhiều lý do, ví dụ như hủy hàng, sản phẩm hỏng, giảm nhu cầu, hay khách hàng không hài lòng. Các thách thức liên quan tới logistics ngược có thể trở nên phức tạp do sản phẩm gửi trả thường di chuyển theo lượng nhỏ và có thể dịch chuyển ngoài các kênh phân phối tới. 11. Quản lý vận tải Vận tải có thể được định nghĩa là dòng dịch chuyển vật lý thực của hàng hóa hoặc con người từ nơi này đến nơi khác, trong khi quản lý vận tải liên quan đến việc quản lý các hoạt động vận chuyển bởi
2 một tổ chức nhất định. Vận tải có thể chiếm tới 50% toàn bộ chi phí logistics của công ty và vì thế trở thành hoạt động logistics đắt nhất trong nhiều tổ chức. 12. Quản lý kho bãi Kho bãi liên quan tới các địa điểm mà tồn kho được lưu giữ trong một khoản thời gian nhất định. Như đã đề cập từ trước, các thay đổi quan trọng đều diễn ra liên quan tới vai trò của kho bãi trong các hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiện đại. tài liệu chương 1 2. Trình bày những điểm giống và khác nhau của Quản trị Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng. Giống : Là bao gồm tất cả các hoạt động từ nhà sản xuất rồi phân phối đến khách hàng. - -quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng - hoạch định, thực thi và kiểm soát việc vận chuyển tới và ngược hiệu quả - -dòng chảy cũng như lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng quản trị logistics quản trị chuỗi Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định, thực thi và kiểm soát việc vận chuyển tới và ngược hiệu quả, dòng chảy cũng như lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin logistics chú trọng giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất quản trị chủ yếu bên trong tầm ảnh hưởng ngắn và trung hạn chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) quản trị cả bên trong lân bễn ngoài tầm ảnh hưởng dài hạn Mô tả các hoạt động trên kênh Logistics câu 1 3. Giải thích vai trò và tầm quan trọng của logistics đối với doanh nghiệp và chuỗi cung ứng Đối với công ty: giúp giải quyết cả đầu ra lẫn dầu vào một cách hiệu quả. ● Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp ● thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào ● tối ưu hóa quá trình chu chuyển NVL, hàng hóa ● giúp doanh nghiệp tìm được nguồn NL, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh tốt nhất ● nâng cao năng lực cạnh tranh: ● nâng cao hiệu quả quản lý, ● giảm thiểu chi phí ( trong tồn kho, tiêu chuẩn hóa chứng từ trong buôn bán quốc tế ● giành thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp NL, CNSX, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau ● chủ động trong việc lên kế hoạch sx cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn
3 ● với mục tiêu, “cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho KH với tổng chi phí nhỏ nhất”- cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ● Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketing, logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến vào thời điểm thích hợp\ Đối với SC ● logistic là một phần của chuỗi cung ứng, nó bao gồm: hoạch định, thực thi và kiểm soát việc vận chuyển tới và ngược hiệu quả, dòng chảy cũng như lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Logistic góp phần làm cho quá trình vận hành sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng một cách trơn tru và nhanh chóng hơn. ● Logistics tăng giá trị cho quy trình chuỗi cung ứng nếu hàng tồn kho được định vị chiến lược để đạt được doanh số. Nhưng chi phí tạo ra giá trị này là cao. - Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị từ hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối cho đến mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế ● Đảm bảo tất cả các sản phẩm có trên kệ hàng của các nhà bán lẻ, đảm bảo được tính sẵn sàng của hàng hóa, quản lý đơn hàng hiệu quả. 4. So sánh cách tiếp cận hệ thống và chi phí toàn diện đến logistics. Giống nhau (trong vở ghi) ● đảm bảo tương quan với các chức năng khác của tổ chức về mục tiêu và chi phí ● hai cách tiếp cận này tạo ra để quy ước với nhau trong việc làm logistics ● cách chúng ta nhìn ra một vấn đề, mục tiêu đặt ra phải phù hợp với mục tiêu chung Khác nhau (trong word chương 1 mục 1.4,vở cũng có) cách tiếp cận hệ thống cách tiếp cận chi phí toàn diện ● nền tảng liên quan đến các vấn đề về kinh doanh ● mỗi khu vực chức năng có mục đích và mục tiêu riêng cũng phối hợp với các chức năng khác nhau để đi đến mục đích và mục tiêu chung của công ty ● liên quan đến việc phối hợp quản lý vật liệu và phân phối vật chất trên cơ sở hiệu quả chi phí ● các chi phí logistics liên quan với nhau cần phải được xem xét cùng một lúc để đảm bảo đó là tổng chi phí vận chuyển thấp nhất ( phải phù hợp vs mục tiêu chung của hệ thống, phải xem xét chi phí liên quan để xem xét tổng chi phí tăng hay giảm) 5. Mô tả tầm quan trọng của container (container đã làm thay đổi thế giới như thế nào). (google) 1. Đối Với Chủ Hàng · Bảo vệ hàng hoá, giảm tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn · Giảm chi phí bao bì · Giảm thời gian kiểm đếm hàng · Hàng hoá được đưa từ cửa đến cửa (door to door), thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển · Đơn giản hoá thủ tục trung gian trong quá trình vận chuyển nội địa, chi phí điều hành lúc lưu thông · Giảm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm 2. Đối Với Người Chuyên Chở · Giảm thời gian xếp dỡ, tăng vòng quay khai thác tàu. · Tận dụng tối đa trọng tải và dung tích tàu · Giảm khiếu nại của chủ hàng về tổn thất của hàng hoá · Giảm giá thành vận tải · Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức 3. Đối Với Người Giao Nhận · Sử dụng container để thu gom, chia lẻ hàng hoá · Giảm bớt tranh chấp khiếu nại 4. Đối Với Xã Hội
4 · Tạo điều kiện cơ giới hoá, tăng năng suất xếp dỡ hàng hoá · Giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm · Tạo điều kiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật ngành giao thông vận tải · Tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành vận tải · Tạo công ăn việc làm mới · Tạo điều kiện cho hoạt động vận tải đa phương thức phát triển Minh họa một số tuyến đường hàng hải trọng yếu trên thế giới hiện nay bằng ví dụ. Liệt kê một số cảng hàng hải trọng yếu trên thế giới (mỗi châu lục có dân cư sinh sống yêu cầu chỉ ra 1-2 cảng được coi là hub của vận tải hàng hải). Trả lời: (google) ● Một số tuyến đường hàng hải trọng yếu trên thế giới ● Dầu được vận chuyển chủ yếu qua: Eo biển Hormuz, Eo biển Malacca, Kênh đào Suez, Eo biển Bab el Mandab, Eo biển Bosporus, Kênh đào Panama ● Các tuyến vận chuyển Container trên thế giới: ● Tuyến thương mại Đông Tây bao gồm các tuyến chính: Bắc Đại Tây Dương( liên kết bờ Đông Bắc Mỹ và Tây Âu); Tây Âu- Viễn Đông( nối liền Bắc Âu với vùng biển viễn Đông gồm Tây Malaysia, Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản); xuyên Thái Bình Dương ● Tuyến thương mại Bắc Nam ● Các tuyến vận chuyển quặng sắt: ● Ở châu Âu: quặng được xuất từ các nước thuộc bán đảo Scandinavia, Biển Đen đến các nước nằm trong lục địa( Anh, Ý) ● Ở Bắc Mỹ: Quặng được vận chuyển từ các quặng Canada trên bờ Đại Tây Dương đến các cảng của Mỹ trên Ngũ Hồ, Anh, Ý. Các cảng của Mỹ, Canada ở bờ Thái Bình Dương lại xuất quặng sang Nhật. ● Một số cảng hàng hải trọng yếu trên thế giới: Châu Á: Cảng Singapore, Cảng Thượng Hải Châu Mỹ: Cảng Los Angeles, Cảng Long Beach của Hoa Kỳ Châu Âu: Cảng Rotterdam Hà Lan, Cảng Hamburg Đức 6. Liệt kê một số sân bay trọng yếu được coi là hub của vận tải hàng không trên thế giới (mỗi châu lục có dân cư sinh sống yêu cầu chỉ ra 1-2 sân bay). Một số sân bay trọng yếu được coi là hub của vận tải hàng không Châu Âu: Sân bay Munich (MUC)( Đức), Sân bay London Heathrow (LHR) (Anh) Châu Mỹ: Sân bay Quốc tế Denver ( Mỹ ), Sân bay quốc tế Dallas - Forth Worth ( Mỹ) Châu Á: Sân bay quốc tế King Fahd tại Ả Rập Xê út, Sân bay quốc tế Phố Đông - Thượng Hải Châu Phi: Sân bay quốc tế Cairo Ai Cập, 7. Giải thích các tác động kinh tế của Logistics (sự tiện ích kinh tế mà logistics mang lại cho sản phẩm). Sự tiện ích kinh tế được hiểu như là giá trị hoặc khả năng hữu dụng của một sản phẩm trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiện ích kinh tế được thể hiện qua 4 hình thức: sự sở hữu, dạng thức, thời gian, và địa điểm, và logistics rõ ràng là có đóng góp cho sự hữu ích về thời gian và địa điểm. Sự tiện ích sở hữu liên quan tới giá trị hay sự hữu dụng đến từ quyền sở hữu sản phẩm của khách hàng. Sự tiện ích sở hữu có thể bị tác động bởi hình thức thanh toán liên quan tới sản phẩm. Ví dụ, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tạo điều kiện cho sự tiện ích sở hữu bằng cách cho phép khách hàng mua bán sản phẩm mà không cần tới tiền mặt hoặc một khoản tương đương với tiền mặt. Sự tiện ích dạng thức liên quan tới sự tồn tại của sản phẩm dưới dạng thức mà (1) có thể được sử dụng bởi khách hàng và (2) mang lại giá trị cho khách hàng. Mặc dù tiện ích dạng thức nhìn chung có liên quan tới sản xuất, logistics cũng đóng góp vào tiện ích dạng thức. Ví dụ, để đạt được hiệu quả kinh tế sản xuất (chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị), một công ty nước giải khát có thể sản xuất hàng ngàn khay của một loại nước giải khát nhất định (ví dụ: diet coca). Khách hàng sẽ không mua cả ngàn khay một lúc (trừ khi là bạn có một sự kiện xã hội lớn) mà thay vào đó sẽ mua với số lượng ít hơn, chẳng hạn như một gói từ 6 đến 12 chai. Thông qua sự phân bổ, logistics có thể phân nhỏ hàng ngàn khay diet coca thành lượng nhỏ hơn theo mong muốn của khách hàng. Sự tiện ích địa điểm liên quan đến việc sản phẩm có sẵn ở nơi khách hàng cần đến; sản phẩm được chuyển từ nơi có giá trị thấp hơn đến nơi có giá trị cao hơn. Tiếp tục với ví dụ về diet coca, tiện ích