PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 08. Lớp 12. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 70 TN ).pdf

CHỦ ĐỀ 6 - LỚP 12 HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành? A. Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng tư sản đã chấm dứt. B. Đất nước bị mất độc lập, sự nghiệp cứu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc. C. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai đã ngừng hoạt động. D. Nhân dân phản đối cuộc đấu tranh chống Pháp của các sĩ phu phong kiến. Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng về Nghệ An – quê hương của Hồ Chí Minh? A. Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp. B. Có truyền thống hiếu học và khoa bảng. C. Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. D. Là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân. Câu 3. Một trong những phẩm chất tốt đẹp của xứ Nghệ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và thể hiện rõ nét trong cuộc đời hoạt động các mạng là A. trọng nghĩa khinh tài. B. ý chí trong học tập. C. giỏi nghề thủ công. D. giỏi nghề thủ công. Câu 4. Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình A. công nhân trí thức. B. nông dân cách mạng. C. trí thức tư sản. D. nhà nho yêu nước. Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc . Hồ Chí Minh (1911 – 1969) A. Đất nước bị mất độc lập, nhân dân bị áp bức, bóc lột. B. Truyền thống của đình và sự nhận thức của cá nhân. C. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây và xu thế toàn cầu hoá. D. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương. Câu 6. Một trong những ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học thuở nhỏ là A. Hoàng Phố. B. Đồng Khánh. C. Quốc Tử giám. D. Quốc học Huế. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây cho thấy, Nguyễn Tất Thành sớm có tư tưởng yêu nước chống Pháp? A. Tham gia vào phong trào chống thuế ở Huế. B. Tham gia phong trào Đông Du đi sang Nhật. C. Tham gia phong trào Cần Vương ở Nghệ An. D. Tập hợp các sỹ phu ở Nghệ An đánh Pháp. Câu 8: Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam? A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập Câu 9. Từ 1911 – 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến các nước thuộc châu lục nào sau đây? A. Châu Á, châu Âu, châu Phi. B. Châu Á, châu Mĩ, châu Úc. C. Châu Úc, châu Nam Cực. D. Châu Âu, châu Mĩ, châu Phi. Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu tên gọi Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên xuất hiện trên trường quốc tế? A. Gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Vecxai. B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. C. Viết tác phẩm Đường Kách Mệnh. D. Tham gia Đại hội Tua - Đảng xã hội Pháp. Câu 11. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành A. người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. B. lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam. C. ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. D. phái viên của Quốc tế cộng sản ở châu Phi. Câu 12. Khi đang hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tờ báo nào sau đây? A. Nhân đạo. B. Người cùng khổ. C. Thanh niên. D. Búa liềm.

D. triệu tập và chủ trì Đại hội Đảng lần thứ II. Câu 25. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? A. Pháp. B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Liên Xô Câu 26: Một điểm khác biệt trong hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1920) so với các bậc tiền bối là gì? A.Thời điểm xuất phát chưa xác định điểm đến của con đường cứu nước. B. Mục tiêu của cuộc hành trình là đánh đuổi đế quốc, giải phóng dân tộc. C. Mang theo những truyền thống của dân tộc, muốn cứu nước, cứu dân. D. Tình hình kinh tế- xã hội của Việt Nam đã có chuyển biến to lớn. Câu 27. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với những người đi trước là ở A. bản lĩnh cá nhân. B. lòng yêu nước sâu sắc. C. cách đi và hướng đi. D. ý chí và nghị lực. Câu 28: Trên hành trình tìm đường cứu nước những năm 1911-1917, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học A. cần đoàn kết mật thiết với nhân dân Liên Xô. B. phải đi theo con đường cách mạng vô sản. C. muốn giải phóng dân tộc phải dựa vào sức mình. D. chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân dân thế giới. Câu 29. Trong giai đoạn 1911-1930, Nguyễn Ái Quốc có đóng góp nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. B. Chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Tìm kiếm sự ủng hộ của lực lượng Đồng minh. D. Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh. Câu 30. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là A. gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919). B. đọc Luận cương của Lê-nin in trên báo Nhân Đạo (7/1920). C. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920). D. sáng lập ra hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1921). Câu 31. Yếu tố nào quyết định đến sự lựa chọn con đường cứu nước theo xu hướng vô sản của Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản thất bại. C. Những tác động của thời đại và cuộc cách mạng vô sản. D. Do trí tuệ và nhân quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Câu 32: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911 – 1920 để lại bài học nào cho thế hệ trẻ hôm nay? A. Tinh thần vượt khó, vượt khổ. B. Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. C. Đấu tranh vũ trang giữ chính quyền. D. Hướng ngoại để lao động, học tập. Câu 39. Nhận định nào sau đây là đúng về sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), A. Đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước. B. Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. C. Thiết lập được quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới. D. Quyết định mang tính bước ngoặt về sự chuyển biến tư tưởng. Câu 40. Trong giai đoạn 1911-1930, Nguyễn Ái Quốc có đóng góp nào đối với cách mạng nước ta?
A. Chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. B. Chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh. D. Lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Câu 41: Việc chuẩn bị điều kiện tư tưởng chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở hoạt động nào? A. Năm 1920 Người khẳng định con đường cứu nước mới. B. Sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông . C. Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về nước. D. Thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu 42. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được trình bày đầu tiên trong tài liệu nào dưới đây? A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. B. Bản án chế độ thực dân Pháp. C. Tác phẩm Đường Kách Mệnh. D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Câu 43. Tổ chức nào do sau đây do Nguyễn Ái Quốc thành lập, được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Câu 44. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển trong những năm từ 1925 trở về sau là A. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. B. quá trình đàn áp dã man của Pháp. C. cuộc khai thác thuộc địa lần nhất. D. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Câu 45. Vì sao đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải tiến hành triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản? A. Cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ. B. Sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Quốc tế cộng sản. C. Yêu cầu thiết tha của nhân dân ba nước Đông Dương. D. Các tổ chức cộng sản đã yêu cầu tiến hành hợp nhất. Câu 46. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Dân chủ Việt Nam. Câu 47. Nội dung nào sau đây không phải là cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1911-1930? A. Tìm ra con đường cứu nước. B. Thành lập Đảng Cộng sản. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Đề ra đường lối kháng chiến. Câu 48. Tháng 5. 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc đã A. Chủ trì Hội nghị BCH TW Đảng CS Đông Dương lần thứ 8. B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Chủ trì Đại hội đại toàn quốc lần thứ hai của Đảng. D. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 49. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là A. giải phóng giai cấp. B. cải cách ruộng đất. C. xoá bỏ tàn dư phong kiến. D. giải phóng dân tộc. Câu 50. "Lập ra đội chủ lực" là mục đích của Chủ tịch Hồ Chính Minh khi chỉ thị thành lập tổ chức nào sau đây? A. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1924). B. Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925). C. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ( 1944). D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960). Câu 51. Tháng 6-1945, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.