Content text File 1 .docx
ÔN TẬP CHƯƠNG I + 2 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHƯƠNG I BÀI TẬP CẤU TRÚC CỦA CHẤT – SỰ CHUYỂN THỂ PHẦN 1 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nội dung thí nghiệm Brown là A. Quan sát hạt phấn hoa bằng kính hiển vi. B. Quan sát chuyển động của hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi. C. Quan sát cánh hoa trong nước bằng kính hiển vi. D. Quan sát chuyển động của cánh hoa. Câu 2:Trong thí nghiệm của Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì A. giữa chúng có khoảng cách. B. chúng là các phân tử. C. các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía. D. chúng là các thực thể sống. Câu 3: Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng vì A. phân tử khí không có khối lượng. B. khoảng cách giữa các phân tử khí quá gần nhau. C. lực tương tác giữa các phân tử quá nhỏ. D. các phân tử khí luôn đẩy nhau. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Các phân tử khí ở rất gần nhau so với các phân tử chất lỏng. B. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu. C. Chất khí không có hình dạng riêng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 6: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Câu 7: Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau: A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử. Câu 8: Hãy chọn ra câu sai trong các câu sau: A. Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng xa. B. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh. C. Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó ở thể khí. D. Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.
Câu 9: Khi nấu ăn những món như: luộc ninh, nấu cơm,… đến lúc sôi thì cần vặn nhỏ lửa lại bởi vì A. Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi. B. Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống. D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hóa hơi Câu 10: Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau A. Thể tích. B. Khối lượng riêng. C. Kích thước của các nguyên tử. D. Trật tự của các nguyên tử. Câu 11: Một chất khi ở thể rắn thì các phân tử của nó được sắp xếp trật tự hơn khi ở thể lỏng nên: A. Khối lượng riêng của chất đó khi ở thể rắn sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng. B. Khoảng cách giữa các nguyên tử của chất đó khi ở thể rắn sẽ nhỏ hơn khi ở thể lỏng. C. Thể tích của cùng một lượng chất đó khi ở thể rắn sẽ nhỏ hơn khi ở thể lỏng. D. Cả ba phương án trên đều có thể sai. Câu 12: Lực liên kết giữa các phân tử A. là lực hút. B. là lực đẩy. C. tùy thuộc vào thể của nó, ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí lại là lực đẩy. D. gồm cả lực hút và lực đẩy. Câu 13: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về A. khối lượng riêng. B. kích thước phân tử (nguyên tử). C. vận tốc của các phân tử (nguyên tử). D. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử). Câu 14: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh. B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng. D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá. Câu 15: Thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy là −39 0 C và nhiệt sôi là 357 0 C. Khi trong phòng có nhiệt độ là 30 0 C thì thuỷ ngân A. chỉ tồn tại ở thể lỏng. B. chỉ tồn tại ở thể hơi. C. Tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi. D. Tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi. Câu 16: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi? A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau. B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng tăng lên. Câu 17: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy? A. Sương đọng trên lá cây. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng. C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Câu 18: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 19: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi A. Nước trong cốc càng nhiều. B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh. Câu 20: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây. Câu 21: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng? A. Nóng chảy và bay hơi. B. Nóng chảy và đông đặc. C. Bay hơi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ. Câu 22: Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không? A. Dùng hai đĩa giống nhau. B. Dùng cùng một loại chất lỏng. C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau. D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau. Câu 23: Các bình hình đều đựng cùng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín. Hỏi sau một tuần bình nào còn ít nước nhất, bình nào nhiều nước nhất? A. Bình A. B. Bình B. C. Bình C. D. Chưa xác định được. Câu 24: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 25: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. Câu 26: Đưa cốc nước lạnh ra ngoài trời nóng thì thấy xuất hiện một lớp nước bám ngoài thành cốc. Đó là do hiện tượng A. bay hơi. B. nóng chảy. C. thăng hoa. D. ngưng tụ.