Content text CHUYÊN ĐỀ 1. HỖN HỢP CÁC CHẤT (File HS).pdf
CHUYÊN ĐỀ 1. HỖN HỢP CÁC CHẤT I. Chất tinh khiết và hỗn hợp ♦ Chất tinh khiết và hỗn hợp Chất tinh khiết Hỗn hợp - KN: chỉ gồm một chất duy nhất. VD: nước cất, khí oxygen, kim loại bạc, tinh thể muối ăn, ... - Chất tinh khiết có những tính chất nhất định và những tính chất này thường được dùng để nhận biết chất tinh khiết. - KN: gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. VD: Nước đường, nước cam, bột canh, không khí, ... - Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp. ♦ Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất - Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau ở mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. - Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp. II. Dung dịch - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. - Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. - Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi là chất chiếm lượng nhiều hơn trong dung dịch và thường là chất lỏng. III. Huyền phù và nhũ tương Huyền phù Nhũ tương - KN: Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. - KN: Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan vào nhau. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SBT] Điền từ hoặc cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống cho phù hợp: hỗn hợp chất tinh khiết đồng nhất không đồng nhất (a) Nước biển sạch là hỗn hợp (1)........................ (b) Từ quặng bauxite người ta tách được nhôm kim loại. Nhôm là (2)........................ (c) Trộn nước đường, nước chanh, đá ta được một hỗn hợp (3)........................ (d) Oxygen lẫn với nitrogen là (4)........................ (e) Khuấy đều dầu ăn và nước ta được hỗn hợp (5)........................ Câu 2. Rất nhiều chất liệu bằng kim loại mà chúng ta sử dụng là hợp kim (hỗn hợp gồm kim loại và một kim loại hoặc phi kim khác). Trong khi đó, một số chất liệu khác lại là những kim loại nguyên chất. Ví dụ như: thép là hỗn hợp của iron với carbon và một hoặc nhiều nguyên tố như nickel, chromium, titanium, ... ; đồng thau là hợp kim của copper với zinc, trong khi vàng tây có chứa copper, silver và gold. Dựa vào thông tin ở trên hãy cho biết trong các chất liệu sau, chất liệu nào là chất tinh khiết? chất liệu nào là hỗn hợp? Đồng thau Miếng copper Thép Vàng tây Câu 3. [CD - SBT] Thành phần trên bao bì của một loại nước khoáng được chỉ ra trong bảng dưới đây. Bicarbonate (HCO3 - ) 2800 – 330 mg/L Sodium (Na+ ) 95 – 130 mg/L Calcium (Ca2+) 11- 17 mg/L Magnesium (Mg2+) 3 – 6 mg/L Potassium (K+ ) 2 – 3 mg/L Floride (F- ) < 0,5 mg/L KIẾN THỨC CẦN NHỚ IV. Sự hòa tan các chất ♦ Khả năng tan của các chất trong nước - Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch. VD: Mở chai nước ngọt thấy có bọt khí sủi lên đó là khí CO2 bị hòa tan khi nén vào nước ngọt được giải phóng. - Có chất rắn tan tốt trong nước (như muối ăn, đường ăn, ...), có chất rắn không tan trong nước (như cát, đá vôi, thạch cao, ...) ♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan - Chất rắn tan nhanh trong nước khi ta khuấy dung dịch, đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn. - Khi tăng nhiệt độ, chất rắn tan trong nước tốt hơn còn chất khí lại tan ít hơn.
Iodide (I- ) < 0,01 mg/L TDS 310 – 360 mg/L (a) Thành phần của nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau như thế nào? (b) Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau? (c) Biết rằng một số chất tan trong nước khoáng có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước tinh khiết, uống loại nước nào tốt hơn ? Câu 4. [CTST - SBT] Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: (a) Nước suối, nước máy có phải là nước tinh khiết không? (b) Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì bên trong ấm bị ít đọng cặn hơn? (c) Làm thế nào để làm sạch cặn trong ấm? Câu 5. [CTST – SGK] Hoàn thành thông tin theo mẫu bảng sau: Đối tượng nghiên cứu Thành phần Chất tinh khiết hay hỗn hợp Đồng nhất hay không đồng nhất Nước cất Nước Chất tinh khiết Đồng nhất Nước biển Cà phê sữa Khí oxygen Không khí Vữa xây dựng Câu 6. [CTST - SBT] Bạn Vinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bạn dùng dụng cụ chưng cất để đun 100 mL nước sôi, dẫn hơi nước qua hệ thống làm lạnh để nó ngưng tụ lại tạo thành nước cất. Bạn cho nước cất vào bốn cốc, mỗi cốc 20 mL. Tiếp theo, bạn cho vào cốc 1, 2, 3, 4 lần lướt là 2, 4, 6, 8 g muối và khuấy đều. Bạn nhận thấy: Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Cốc 4 Hơi mặn Mặn hơn cốc 1 Mặn hơn cốc 2 Mặn hơn cốc 3 Từ kết quả thí nghiệm trên, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: (a) Nước muối là chất tinh khiết hay hỗn hợp? (b) Em rút ra kết luận gì về tính chất của hỗn hợp? (c) Làm thế nào để nhận biết một chất tinh khiết? Câu 7. Cho các hỗn hợp: (1) nước muối, (2) nước khoáng, (3) giấm ăn (2 - 5% thể tích là acetic acid), (4) hỗn hợp nước và dầu ăn, (5) cồn 90o (90% thể tích là ethanol), (6) cốc nước cam. (a) Trong các hỗn hợp trên, hỗn hợp nào là dung dịch? (b) Hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong các dung dịch ở trên. Câu 8. [CD - SBT] (a) Sử dụng các dụng cụ và những chất thích hợp, hãy nêu cách thực hiện để thu được ba hỗn hợp trong ba cốc như yêu cầu dưới đây. Chuẩn bị Tiến hành Sản phẩm Dung dịch đường ăn Huyền phù bột sắn Nhũ tương dầu ăn (b) Dựa trên đặc điểm nào của các hỗ hợp trên để nhận diện chúng là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương. Câu 9. [CTST - SBT] Đánh dấu “x” vào ô phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau: Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch Sữa chua lên men
Hòa đất vào nước Hòa muối ăn vào nước Hòa đường vào nước Sữa milo Dầu gội đầu Sữa tắm Câu 10. Hãy lấy 2 ví dụ trong mỗi trường hợp sau: (a) chất rắn tan trong nước tạo thành dung dịch. (b) chất lỏng tan trong nước tạo thành dung dịch. (c) chất khí tan trong nước tạo thành dung dịch. Câu 11. [KNTT - SBT] Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 mL nước cất, đánh số (1), (2), (3). – Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều. – Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm. – Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết. Hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên. Câu 12. [CD - SBT] Hãy so sánh thời gian hòa tan lần lượt cùng một lượng đường vào nước ở các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4 Nước lạnh Đường nghiền nhỏ Nước lạnh Đường viên Nước nóng Đường nghiền nhỏ Nước nóng Đường nghiền nhỏ Khuấy đều Các yếu tố nào làm cho quá trình hòa tan đường diễn ra nhanh hơn? Câu 13. [KNTT - SBT] Hãy nối thông tin hai cột sao cho phù hợp với nhau. Cột A Cột B (a) Nước pha bột sắn (1) trong suốt, không màu, khi đun nóng một thời gian không còn lại gì trong cốc. (b) Nước muối (2) trong suốt, không màu, khi đun nóng một thời gian còn lại bột rắn màu trắng trong cốc. (c) Rượu (3) trắng đục, sau một thời gian lắng đọng bột màu trắng trong cốc. (d) Nước trộn dầu ăn (4) tách thành 2 lớp chất lỏng. Câu 14. [KNTT - SBT] Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn? Câu 15. Có 4 dung dịch thuốc tím (potassium permanganate) khác nhau. Độ đậm của màu tím tùy thuộc lượng potassium permanganate có trong dung dịch, lượng potassium permanganate càng lớn thì màu càng đậm, xét trên cùng một thể tích nước. Thành phần của 4 dung dịch như sau: Dung dịch Khối lượng potassium permanganate (g) Thể tích nước (mL) 1 0,50 25 2 1,50 50 3 2,40 200 4 3,80 250 (a) Hãy tính lượng potassium permanganate có trong 1 lít nước của 4 dung dịch trên. (b) Sắp xếp thứ tự tăng dần độ đậm màu của 4 dung dịch trên.