Content text 3. CHỦ ĐỀ 3.docx
Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật và bề mặt khi vật chịu tác dụng của một lực ngoài làm vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ: - Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt - Hướng: phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc. - Độ lớn: bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động. Lực ma sát nghỉ có giá trị cực đại là 0F . Khi lực đẩy (hay kéo) vật 0FF thì vật bắt đầu trượt. 2. Lực ma sát trượt Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật trượt trên một bề mặt. Đặc điểm của lực ma sát trượt: - Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt. - Hướng: phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động của vật. - Độ lớn: +) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật. +) Phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc. +) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc: mstFN . Hệ số ma sát trượt là đại lượng không có đơn vị, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc. III. LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG CỦA CHẤT LƯU Chất lưu là thuật ngũ được dùng để chỉ chất lỏng và chất khí. Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi lực cản và lực nâng của chất lưu. 1. Lực cản của chất lưu Lực cản của chất lưu có tác dụng tương tự như lực ma sát, chúng làm chuyển động của các vật bị chậm lại. Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm của vật, cùng phương và
ngược chiều chuyển động của vật trong chất lưu. Lực cản này phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật. 2. Lực nâng - Lực đẩy Archimedes Mỗi vật thể ở trong chất lưu đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩy Archimedes. Đặc điểm của lực đẩy Archimedes: - Điểm đặt: tại tâm đối xứng của phần vật nằm trong chất lưu. - Hướng: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Độ lớn: bằng trọng lượng phần chất lưu mà vật chiếm chỗ. Công thức tính độ lớn lực đẩy Archimedes: AF .g.V. Trong đó: AF : độ lớn lực đẩy Archimedes. : khối lượng riêng của chất lưu 3kg/m . V: thể tích phần chất lưu bị vật chiếm chỗ 3m . IV. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 1. Khối lượng riêng Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Công thức tính khối lượng riêng: m V . Trong đó (đọc là rô), m và V lần lượt là kí hiệu của khối lượng riêng, khối lượng và thể tích. 2. Áp suất Áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên mỗi đơn vị diện tích bị ép. Công thức tính áp suất: F p S . Trong đó: F là độ lớn áp lực N . S là diện tích bị ép 2m . p là áp suất Pa . 3. Áp suất chất lỏng Chất lỏng gây ra áp suất không chỉ lên đáy bình chứa mà còn lên thành bình và lên mọi điểm trong chất lỏng.
Công thức tính áp suất của chất lỏng: app.g.h . Trong đó: ap là là áp suất khí quyển; là khối lượng riêng của chất lỏng; g là gia tốc trọng trường; h là độ sâu của chất lỏng. Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong chất lỏng: Δp.g.Δh . B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG Câu 1. Khi thả một vật từ độ cao h so với mặt đất, vật luôn rơi xuống. Lực nào đã gây ra chuyển động rơi của vật? A. Lực ma sát. B. Trọng lực. C. Lực đẩy Archimedes. D. Lực căng. Câu 2. Một quả cầu được treo trên một sợi dây mảnh không dãn. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn đúng các lực tác dụng lên quả cầu? A. Hình (I). B. Hình (II). C. Hình (III). D. Hình (IV). Câu 3. Trong thực tế, dây dọi là dụng cụ được sử dụng để xác định A. trọng tâm của vật phẳng mỏng. B. kích thước của vật phẳng mỏng. C. phương nằm ngang của vật phẳng mỏng. D. chu vi của vật phẳng mỏng. Câu 4. Một miếng bìa mỏng đồng chất có dạng là một hình tròn. Trọng tâm của miếng bìa đó nằm tại A. tâm của hình tròn. B. một điểm bất kì nằm trên rìa của hình tròn. C. một điểm bất kì bên trong hình tròn. D. một điểm bất kì bên ngoài hình tròn.