Content text Lớp 12. Đề giữa kì 1 (Đề số 4).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Br = 80. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công thức của ester tạo bởi acid no, đơn chức mạch hở và alcohol no đơn chức mạch hở là A. C n H 2n O 2 (n ≥ 2). B. C n H 2n – 2 O 2 , (n ≥ 3). C. C n H n O 2 (n ≥ 2). D. C n H 2n + 2 O 2 (n ≥ 3). Câu 2. Chất béo là triester của acid béo với A. methyl alcohol. B. ethylene glycol. C. ethyl alcohol. D. glycerol. Câu 3. Ester nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ethyl alcohol? A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. CH 3 COOC 3 H 7 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. HCOOCH 3 . Câu 4. Để loại bỏ dầu mỡ khỏi quần áo, không thể dùng A. xăng. B. xà phòng. C. chất giặt rửa. D. nước cất. Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về xà phòng? A. Mỗi phân tử xà phòng có một “đuôi” dài kị nước là những gốc hydrocarbon của acid béo. B. Mỗi phân tử xà phòng có một “đầu” ưa nước là nhóm -COONa hoặc -COOK. C. Nước quả bồ kết, bồ hòn không có tác dụng giặt rửa giống xà phòng. D. Hoạt động giặt rửa của xà phòng giống như chất giặt rửa tổng hợp. Câu 6. Glucide (carbohydrate) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là A. C n (H 2 O) m . B.C n H 2n O. C.C x H y O z . D. (OH) x R(CHO) y . Câu 7. Cặp chất nào sau đây có thể phân biệt bằng thuốc thử Tollens? A. Glucose và maltose. B. Tinh bột và cellulose. C. Saccharose và glucose. D. Glucose và fructose. Câu 8. Mỗi đơn vị glucose trong cellulose liên kết với nhau bởi liên kết A. α-1,6-glycoside. B. α-1,4-glycoside. C. β-1,2-glycoside. D. β-1,4-glycoside. Câu 9. Sản phẩm trung gian nào sau đây không thể có trong quá trình thủy phân tinh bột? A. Dextrin. B. Saccharose. C. Maltose. D. Glucose. Câu 10. Carbohydrate (X) có công thức cấu tạo dưới đây: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về (X)? A. (X) có thể là saccharose. B. (X) được cấu tạo từ 1 đơn vị -glucose và 1 đơn vị β-fructose qua liên kết -1,4-glycoside. C. (X) còn được gọi là đường mạch nha được sản xuất từ ngũ cốc. D. (X) không có tính khử. Câu 11. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I 2 Có màu xanh tím Y Cu(OH) 2 Có màu xanh lam Z Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Tạo kết tủa Ag Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là Mã đề thi: 444
A. Hồ tinh bột, glucose, saccharose. B. Hồ tinh bột, saccharose, glucose. C. Cellulose, saccharose, glucose. D. Cellulose, glucose, saccharose. Câu 12. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở thể khí? A. Ethyl alcohol. B. Acetic acid. . C. Methylamine. D. Phenylamine. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglyceride. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch. (d) Ở nhiệt độ thường, chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thường ở thể rắn. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 14. Cho 4 phản ứng sau của glucose (1) CH 2 OH(CHOH) 4 CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot CH 2 OH(CHOH) 4 COONH 4 + 2Ag + 3NH 3 + H 2 O (2) CH 2 OH(CHOH) 4 CHO + 2Cu(OH) 2 + NaOH ot CH 2 OH(CHOH) 4 COONa + Cu 2 O↓ + 3H 2 O (3) CH 2 OH(CHOH) 4 CHO LiAlH4 CH 2 OH(CHOH) 4 CH 2 OH (4) CH 2 OH(CHOH) 4 CHO enzyme 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Các phản ứng mà glucose thể hiện tính khử là A. (1), (3). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (1), (2). Câu 15. Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính base của amine? A. 223RNHHORNHOH⇌ . B. 652653CHNHHClCHNHCl . C. 3 2233Fe3RNH3HOFe(OH)3RNH . D. 2222RNHHNOROHNHO . Câu 16. Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45. B. 90. C. 70. D. 35. Câu 17. Để rửa sạch chai lọ đựng dung dịch aniline, nên dùng cách nào sau đây? A. Rửa bằng xà phòng. B. Rửa bằng nước. C. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước. D. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. Câu 18. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X(l) +2NaOH (aq) CH₂(COONa) 2(aq) + CH 3 OH (aq) + C 2 H 5 OH (aq) . Nhận xét nào sau đây không đúng về chất X trong phản ứng trên? A. Công thức cấu tạo của (X) được biểu diễn như sau: B. X là ester no có hai nhóm chức có công thức phân tử C 6 H 10 O 4 . C. Tên của X là ethyl methyl malonate. D. X có nhiệt độ sôi cao vì có liên kết hydrogen giữa các phân tử. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhiệt độ sôi và độ tan của một số ester, carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon được cho trong bảng sau:
a. Do không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử nên ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon. b. Do có khả năng tạo liên kết hydrogen yếu với nước nên ester thường ít tan trong nước hơn so với carboxylic acid và alcohol có cùng số carbon. c. Carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol có cùng số nguyên tử carbon. d. Nhiệt độ sôi của HCOOCH 3 thấp hơn HCOOC 2 H 5 do phân tử khối của HCOOC 2 H 5 lớn hơn. Câu 2. Tinh bột và cellulose là hai polymer có nguồn gốc tự nhiên. a. Tỉ lệ giữa số nguyên tử carbon và hydrogen trong tinh bột và cellulose tương ứng là 6 : 5. b. Sản phẩm của phản ứng thủy phân hoàn toàn tinh bột và cellulose chỉ có glucose. c. Khối lượng mol phân tử của tinh bột và cellulose bằng 162 (g/mol). d. Tinh bột và cellulose đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. Câu 3. Xà phòng và chất giặt rửa có nhiều ưu điểm và nhược điểm. a. Chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân hủy sinh học, gây ô nhiễm môi trường. b. Không nên dùng xà phòng với nước cứng (nước chứa nhiều ion Ca 2+ và Mg 2+ ) do tạo kết tủa bám trên bề mặt vải làm ảnh hưởng đến chất lượng vải. c. Chất giặt rửa tổng hợp dùng được với nước cứng và có giá thành thấp. d. Xà phòng lành tính với da, không gây kích ứng da kể cả với làn da nhạy cảm của trẻ em. Câu 4. Có hai amine đồng phân sau: CH 3 CH 2 NH 2 (1) và CH 3 NHCH 3 (2). a. Tên thay thế của (1) và (2) là ethanamine và methylmethanamine. b. Công thức cấu (1) và (2) có hai đám phổ liên quan đến liên kết N-H có số sóng khoảng 1740 cm -1 . c. (1) là amine bậc I, (2) là amine bậc II. d. Công thức cấu (1) có nhiệt độ thấp hơn công thức cấu tạo (2). PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Oleic acid là một acid béo không bão hòa được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, bao gồm hạt nho, ô liu và hắc mai biển. Oleic acid là có cấu tạo như hình dưới đây: Oleic acid thuộc loại acid béo omega-n. Giá trị của n là bao nhiêu? Câu 2. Cho các chất: CH 3 [CH 2 ] 14 COONa, CH 3 [CH 2 ] 10 CH 2 OSO 3 Na, CH 3 [CH 2 ] 16 COOK, CH 3 [CH 2 ] 14 COOK, CH 3 COONa, (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . Có bao nhiêu chất là xà phòng? Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân amine bậc III ứng với công thức phân tử C 5 H 13 N? Câu 4. Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH dùng để trung hòa hết triglyceride và trung hòa hết lượng acid tự do trong 1 gam chất béo. Một chất béo chứa 3,55% stearic acid và 89% tristearin về khối lượng, còn lại là các chất khác không tham gia phản ứng với KOH. Tính chỉ số xà phòng hóa của chất béo trên. Câu 5. Aspirin hay còn gọi là acetyl salicylic acid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Phân tích nguyên tố aspirin cho kết quả: 60%C; 4,44%H; 35,56%O về khối lượng. Phổ MS của aspirin như hình sau:
Tổng số nguyên tử trong phân tử aspirin là bao nhiêu? Câu 6. Một mẫu cellulose nitrate có %N (theo khối lượng) là 14,14%. Cho biết số nhóm -OH trong một mắt xích phân tử cellulose đã bị nitrate hóa. Giả thiết phản ứng chỉ tạo một loại cellulose nitrate duy nhất. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.